0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo sát thời gian chiết khi tăng nhiệt độ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT ARTEMISININ TỪ LÁ CÂY THANH CAO HOA VÀNG BẰNG DUNG MÔI ISOPROPANOL (Trang 29 -29 )

Dựa vào quy trình chiết xuất artemisinin bằng dung môi n-hexan đã được sử dụng ở Việt Nam, Chúng tôi lựa chọn nhiệt độ chiết xuất artemisinin từ lá thanh cao hoa vàng bằng dung môi IPA giống nhiệt độ chiết xuất bằng dung môi n-hexan là 40 ± 5°C. Tỷ lệ DL/DM là 1/8, chiết 3 lần và thời gian chiết chúng tôi khảo sát là: 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ và 8 giờ.

Tiến hành như mục 2.3.1.3. Định lượng dịch chiết. Mỗi thí nghiệm tiến hành 2 lần, lấy kết quả trung bình. Lấy mẫu, pha mẫu tiến hành theo phương pháp định lượng ở mục (2.2.1.b). Kết quả thu được như bảng 3.4:

Bảng 3.4: Hiệu suất chiết xuất artemisinin bằng dung môi IPA ở nhiệt độ 40 ± 5°C tại 5 thời gian chiết

Thời gian chiết (giờ) 2 3 4 6 8

Khối lượng dược liệu (g) 5 5 5 5 5

Tổng lượng dung môi (ml) 120 120 120 120 120

Tổng lượng dịch chiết (ml) 113,50 110,70 107,50 102,80 99,50 Nhồng độ artemisinin trong dịch chiết (%) 0,110 0,020 0,021 0,022 0,023 Tổng hiệu suất (%) 54,56 97,39 97,82 98,69 98,91

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn hiệu suất chiết xuất artemisinin bằng dung môi IPA tương ứng với 5 thời gian chiết khác nhau ở nhiệt độ 40 ± 5°C

Nhận xét: Khi tăng thời gian chiết từ 1 giờ lên 3 giờ, hiệu suất chiết tăng dần. Tuy nhiên thời gian chiết xuất kéo dài hơn 4 giờ, độ chênh lệch hiệu suất không nhiều. Vì vậy, ở nhiệt độ 40 ± 5°C thì thời gian chiết xuất artemisinin bằng dung môi IPA là 3 giờ thích hợp nhất. Hơn nữa, nếu thời gian chiết xuất càng dài thì dịch chiết càng lẫn với nhiều tạp dẫn đến khó khăn trong quá trình tinh chế.

3.3. So sánh giữa phương pháp chiết xuất bằng dung môi IPA với chiết xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT ARTEMISININ TỪ LÁ CÂY THANH CAO HOA VÀNG BẰNG DUNG MÔI ISOPROPANOL (Trang 29 -29 )

×