Để khắc phục những yếu kém và nâng cao tính hấp dẫn của nguồn nhân lực trong các dự án FDI trong nông nghiệp, Nhà nước cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho lực lượng lao động làm việc cho các dự án này. Chính quyền các tỉnh hỗ trợ các nhà đầu tư tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn đội ngũ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cả về kiến thức ngoại ngữ, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế và kiến thức về thị trường cho người lao động tại chỗ, trong đó có lao động làm việc cho FDI. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư FDI tiếp cận người dân, gia đình những
người làm việc cho FDI để tạo sự hiểu biết, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau, qua đó phát triển nguồn nhân lực địa phương nói chung và nguồn nhân lực làm việc cho FDI.
KẾT LUẬN
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp kém phát triển, do vậy để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, bên cạnh phát huy tối đa nội lực, thì việc thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài giữ một vai trò quan trọng. Thực tế trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, một phần nhờ các nguồn lực từ bên ngoài đó, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam như hiệu quả các dự án chưa cao, phân bổ nguồn vốn không đều... Ngoài ra, việc thiếu chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao…đang là những trở ngại lớn đối với dòng vốn FDI vào nông nghiệp, mà thực tế là vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các ngành kinh tế khác, và ngày càng có xu hướng giảm.
Với những tiềm năng, thế mạnh hiện có của ngành, kết hợp với giải pháp thu hút, sử dụng nguồn vốn hiệu quả mà nhóm tiểu luận đã đề xuất, hy vọng rằng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, góp phần vào việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012,Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Tổng cục Thống kê, 2011,Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2001 – 2010
3. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 26/12/2013, Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2013
4. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư, 10/08/2007, Tổng quan về dòng FDI vào Việt Nam 1988- 2006
5. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/205 42402.html 6. http://www.baomoi.com/Nang-cao-kha-nang-thu-hut-FDI-vao-khu-vuc-nong- nghiep-nong-thon-Viet-Nam/45/10895073.epi 7. http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Thu-hut-FDI-tao-da-phat-trien- ben-vung-nganh-nong-nghiep/32642.tctc 8. http://baodautu.vn/fdi-nong-nghiep-ngay-cang-teo-top.html