Mục đích giám sát khoản vay là đánh giá mức độ chấp hành của doanh nghiệp trong hợp đồng vay vốn, tính chính xác của các thông tin vay vốn. Nhằm phát hiện ra những bất cập, hạn chế rủi ro.Công tác kiểm tra của cán bộ tín dụng được tiến hành chủ yếu qua việc: kiểm tra tài khoản của doanh nghiệp hàng ngày. Những biến động bất thường trong tài khoản sẽ phản ánh phần nào những khó khăn của doanh nghiệp: tài khoản vãng lai của doanh nghiệp mà luôn trong tình trạng dư nợ có nghĩa là có gặp khó khăn trong việc chi trả. Ngoài ra chi nhánh còn tiến hành giám sát qua các thông tin liên quan đến khách hàng: qua phương tiện thông tin đại chúng, ủy ban nhân dân, cơ quan thuế.., qua đó chi nhánh sẽ có những thông tin kịp thời đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác xem xét, đánh giá các báo cáo tài chính theo định kỳ của cán bộ tín dụng thường gặp phải những khó khăn: các báo cáo được cung cấp không kịp thời. Đối với những khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp mang tâm lý chủ yếu là chỉ cần trả nợ, do đó việc cung cấp thông tin cho chi nhánh gặp khó khăn trong khâu kiểm soát khoản vay.
Do các khoản vay ngắn hạn chiếm đa phần trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nên công tác viếng thăm địa điểm sản xuất của doanh nghiệp ngay sau khi khoản vay được giải ngân thường rất ít, không có. Đối với những khoản vay lớn thì việc này diễn ra nhiều hơn nhưng vẫn ít, 1 năm một lần.
Trong việc thu hồi các khoản nợ, chi nhánh gặp một vài khó khăn: đến hạn trả nợ, trả lãi, doanh nghiệp thường ỷ lại, trả lãi chậm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của chi nhánh.
Tồn tại những doanh nghiệp sau khi đã vay được vốn rồi thì sử dụng vốn không đúng mục đích vay, khách hàng nhiều khi còn không muốn cho cán bộ tín dụng đến viếng thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.