Phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá

Một phần của tài liệu thảo luận VCU đề tài ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ LÊN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 31)

Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới là quyết định gắn đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ đã làm cho giá trị thực của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ thường xuyên biến động theo mọi thăng trầm của đồng đô la Mỹ. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến ngoại thương Việt Nam và bóp méo vai trò của tỷ giá trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như chính thực tế của Việt Nam đã chứng minh rằng qúa trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện nền kinh tế và thị trường tài chính – tiền tệ đang ngày càng quốc tế hóa hiện nay, không thể không nhận ra và tận dụng những lợi ích to lớn từ thương mại và phân công lao động quốc tế. Ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái trên cơ sở khuyến khích xuất khẩu. Muốn vậy, Việt Nam phải duy trì tỷ giá hối đoái sao cho những người xuất khẩu có lãi khi bán sản phẩm ra thị trường thế giới. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước phải luôn điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh được những chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát trong nước và thế giới.

Việc xác lập một tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam có tính chất cạnh tranh hiện nay là một điều cần thiết, hợp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế sự tràn ngập của những hàng hóa nhập khẩu rẻ tiền, khuyến khích việc lập kế hoạch và kiểm soát tài chính hợp lý cho mọi khoản vay nước ngoài, sao cho nguồn lực ngoại tệ quý hiếm và đắt giá này được sử dụng tiết kiệm hiệu quả.

Một phần của tài liệu thảo luận VCU đề tài ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ LÊN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w