Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Dli Du Lich vung Bac bo (Trang 71)

Với lịch sử lâu dài và nền kinh tế phát triển, hệ thống nhà hàng khách sạn ở Hà Nội khá hoàn thiện.

Hệ thống khách sạn Hà Nội khá phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Có đầy đủ các loại từ bình dân đến cao cấp, có nhiểu khách sạn 5 sao như: Khách sạn Hà Nội Daewoo, Khách

sạn Hilton Hanoi Opera, Khách sạn Sofitel

Metropole Hà Nội, Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội….

Hacinco hotel Galaxy

Metropole Sofitel Plaza Hà Nội

Hệ thống nhà hàng phong phú phục vụ tối đa nhu cầu của du khách về ăn uống cũng như tìm hiểu về văn hóa ẩm thực.

Với nguồn lương thực thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ lao động phục vụ lành nghề đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon.

Không chỉ có hệ thống nhà hàng khách sạn, đến Hà Nội du khách còn thích thú với những món ăn ngon, bổ, rẻ và nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở đây.

Món ngon

Nội

Khu vui chơi giải trí

Hà Nội có nhiều khu vui chơi giải trí, nhiều lễ hội, nhiều trò chơi dân gian thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Hà Nội còn có nhiều khu thể thao, bể bơi, biểu diễn nghệ thuật…

Các làng nghề truyền thống

Làng An Cốc là một ngôi làng nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về hướng Nam, thuộc địa phận xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Làng nổi tiếng cả nước với nghề làm 7 loại giấy dó truyền thống

Hạt nhân phát triển

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đây là làng nghề gốm nổi tiếng với những sản phẩm bao gồm: đồ gốm gia dụng, đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng, đồ trang trí.

Làng Cót còn có tên khác là Hạ Yên Quyết

hoặc Bạch Liên Hoa, nay thuộc phường Yên Hoà (quận Cầu Giấy) nằm ven sông Tô Lịch, phía Tây thủ đô Hà Nội

Là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, nằm trong “tứ danh hương” (Mỗ, La, Canh Cót) của huyện Từ Liêm xưa với 10 tiến sĩ và gần 30 hương cống thời Hậu Lê và 9 cử nhân thời Nguyễn.

Làng Cót là một trong các trung tâm cung cấp

vàng mã cho Hà nội và một số tỉnh lân cận. Làng còn có món bánh cuốn khá độc đáo.

Lễ hội chính của làng hàng năm từ ngày 10 đến 15 tháng 2, xưa có tục nuôi lợn thờ của các giáp

trưởng đăng cai.

Làng Yên Phụ là một ngôi làng cổ ở trên bán đảo nhô ra Hồ Tây, Làng Yên Phụ nay đổi là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội)

Ngoài nghề trồng hoa, nuôi cá cảnh, làng còn có nghề làm hương đốt với lịch sử rất lâu đời.

Hạt nhân phát triển

Cổng làng Yên Phụ Nghề làm hương Yên Phụ

Làng Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngũ Xã là một địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam.

Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95 m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc

Toàn cảnh làng nghề Yên Xá

Làng hoa Hà Nội là nơi cung cấp hoa và cây cảnh chủ yếu cho Hà Nội đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán.

Nơi đây luôn có nhiều giống hoa cây cảnh mới đẹp được nhập về và nơi đây cũng có kỹ thuật công nghệ cao về chăm sóc và lai tạo cây.

Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... đều nằm ở ven Hồ Tây

Sơn Đồng là làng nghề truyền thống điêu khắc tạc tượng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, đồ thờ sơn son thiếp vàng thiếp bạc của

huyện Hoài Đức, Hà Nội. Làng nghề từng bị mai một nhưng đã được hai nghệ nhân Nguyễn Chí Dậu và Nguyễn Đức Cường khôi phục vào năm 1983.

Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa,nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ...

Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng

Tranh Hàng Trống

Làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng

từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Dli Du Lich vung Bac bo (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(108 trang)