Máy móc thiế bị 4.97.780 902.257 594.726 580.982 10.051

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ (Trang 25 - 30)

4 Dụng cụ quản lý 211.485 211.485

Cộng: 6.024.613 1.953.090 4.645.559 1.631.815 18.587.877 32.842.954

+ Chi phí mua ngoài : đây là khoản mà Công ty chi ra để mua điện, nước, trả tiền thuê vận chuyển phục vụ cho sản xuất chung.

+ Chi phí khác bằng tiền: là những khoản chi phí khác như chi thanh toán văn phòng phẩm.

Trình tự kế toán CPSXC như sau:

Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các nhật kí chứng từ liên quan kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên bảng kê số 4 (Biểu số 06). Sau đó, chuyển số liệu từ bảng kê số 4 sang NKCT số 7 ( Biểu số 07 ) và ghi vào sổ cái TK627 (biểu số 10).

2.2.3.4. Kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất.

Xí nghiệp tự hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm trong kỳ được tập hợp vào TK 154 mở chi tiết cho :

TK 154.1 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho PX dây điện TK 154.2 : chi phí sản xuất dở dang cho phân xưởng may BHLĐ

TK 154.3 : chi phí sản xuất dở dang cho phân xưởng gió lò

TK 154.4 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho phân xưởng bao bì

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất như sau:

Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các nhật kí chứng từ liên quan kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng bằng bảng kê số 4. Căn cứ vào bảng kê này kế toán tập hợp, kết chuyển chi phí sang NKCT số 7 (Biểu số 07 ) và lập sổ cái TK 154 (Biểu số 11 )

2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản xuất một cách chính xác, cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang một cách cụ thể, đúng với thực trạng của nó.

Áp dụng vào Xí nghiệp cung ứng vật tư Hà nội có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, dẫn đến tính chất của sản phẩm qua ít giai đoạn chế biến.

Đặc biệt là giá trị nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong giá thành của sản phẩm lớn (từ 80 ÷ 85%).

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất đó mà Xí nghiệp áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mỗi phân xưởng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thì có số lượng sản phẩm làm dở dang ở các công đoạn khác nhau.

Với cách xác định giá trị sản phẩm dở dang trên đây ở Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà nội, có trị giá sản phẩm dở dang của mặt hàng dây điện bao gồm đồng và nhựa phân xưởng thực lĩnh để SX còn nằm ở dạng:

+ Lượng đồng đang trong quá trình gán kéo thành dây lõi đồng.

+ Lượng đồng, nhựa còn đang nằm trong công đoạn bao gói, dán mác. - Mặt hàng quần áo BHLĐ có giá trị sản phẩm dở dang :

+ Lượng vải đang áp mẫu nhưng chưa cắt

+ Lượng quần áo đã may xong đang thừa khuy cúc

+ Lượng quần áo đã may xong đang được kiểm nghiệm, bao gói

Để xác định được lượng sản phẩm dở dang, vào cuối tháng, sau khi đã chọn lọc, kiểm nghiệm đưa vào nhập kho những sản phẩm có đủ tiêu chuẩn của một thành phẩm, còn lại tiến hành kiểm kê sản phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất (sản phẩm dở dang).

Do Xí nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nên khi đó căn cứ vào giá của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng, nhân với lượng nguyên vật liệu có trong mỗi loại sản phẩm dở dang, ta được giá trị sản phẩm dở dang của từng loại. Công thức tính như sau :

Trị giá sản phẩm dở cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính = Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + +

Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trong kỳ Số lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ x Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ Các phân xưởng được đánh giá như sau :

- Phân xưởng sản xuất dây điện

Trong tháng 1/2003 xưởng này sản xuất ra được 4.250 cuộn dây điện, mỗi cuộn 500m và còn 46.630m dây còn dở dang ở khâu kéo. Với chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 1/2003 đang được tập hợp trên bảng phân bổ số 1 là 217.274.630.

Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên

vật liệu chính là

= 217.274.630

2.125.000+46.630 x 46.630 = 4.663.000 đồng

Trong tháng 1/2003 tổng giá trị MC xuất dùng để sản xuất ra quần áo bảo hộ lao động là 86.625.052 trên bảng phân bổ số1, số xuất sản phẩm trong tháng đã hoàn thành được 2.010 bộ và còn lại 152 bộ làm dở. Kế toán tính giá trị sản phẩm làm dở là : Trị giá sản phẩm làm dở cuối tháng của sản phẩm may BHLĐ = 86.625.052 2.010 + 152 x 152 = 86.625.052 2.162 x 152 = 6.090.184 đồng - Phân xưởng gió lò :

Trong tháng 1/2003 thì trị giá vải PPC một lớp xuất sử dụng là 159.088.290 và đã hoàn thành được 5.782m, còn lại 285m làm dở. Kế toán xác định tính giá sản phẩm dở như sau:

Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên

vật liệu chính là

=

159.088.290

5.782 + 285 x 285 = 7.473.270 đồng

- Phân xưởng bao bì :

Trong tháng 1/2003 theo bảng phân bố số1 thì xưởng đã nhận giá trị nguyên vật liệu chính vào sản xuất là 65.264.900 đồng và đã hoàn thành được 64.350 cái, còn lại 1.700 cái làm dở. Kế toán xác định tính giá trị sản phẩm dở như sau:

Trị giá sản phẩm làm cuối kỳ =

65.264.900

64.350 + 1.700 = 1.679.600 đồng

Sau khi tính toán được giá trị sản phẩm dở dang ở tất cả các phân xưởng, kế toán tổng hợp và lập biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang.

Biểu số 13 Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tháng 1/2003

từng phân xưởng (đồng)

I Phân xưởng dây điện m 46.630 4.663.000

II Phân xưởng may BHLĐ bộ 152 6.090.184

III Phân xưởng gió lò m 285 7.473.270

IV Phân xưởng bao bì cái 1.700 1.679.600

2.3. CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ HÀ NỘI. VẬT TƯ HÀ NỘI.

2.3.1. Đối tượng tính giá thành.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội nói riêng.

Để phục vụ tốt cho công tác quản lý thì việc tính giá thành phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố chi phí và kịp thời có như vậy Xí nghiệp mới đưa ra được những quyết định đúng đắn và những biện pháp xử lý sao cho tránh được những rủi ro thất bại có thể xảy ra. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà Xí nghiệp nhất thiết quan tâm đề ra cho hoạt động sản xuất sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh độc lập. Kế toán của Xí nghiệp đã xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm một như sản phẩm dây điện, quần áo BHLĐ, ống gió lò và bao PP + PE.

2.3.2. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp.

Xí nghiệp là áp dụng phương pháp giản đơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp cho một số loại sản phẩm mà hiện nay Xí nghiệp đang sản xuất như : sản phẩm dây điện, may BHLĐ, còn đối với sản phẩm ống gió lò và bao bì Xí nghiệp nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

Để xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, bộ phận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực hiện những công việc sau :

- Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất ra sản phẩm ở từng xưởng.

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang ở các phân xưởng.

- Dựa vào giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng 1/2003 và cuối tháng 1/2003 để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức sau :

Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 1/2003 + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 1/2003 - Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng 1/2003

Theo tài liệu tháng 12/2002 giá trị sản phẩm dở dang ở các phân xưởng như sau:

- Phân xưởng dây điện: 3.457.060 đồng - Phân xưởng may BHLĐ: 3.656.172 đồng - Phân xưởng gió lò: 6.231.980 đồng - Phân xưởng bao bì: 1.032.500 đồng

Sau khi xác định được các chi phí cần thiết, kế toán lập bảng tính giá thành như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w