III/ CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2. Tại Tây Nguyên
“Tôi tin rằng chúng ta không thể quản trị được biến đổi khí hậu nhưng chúng ta có thể thích ứng được với biến đổi khí hậu. Hiện nay, khi biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề bức xúc thì thái độ thờ ơ và vô tư là không thể chấp nhận được”.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Chìa khóa cho các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung là phải bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây xanh trên lãnh thổ của mình, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và thoát lũ... Rừng chính là “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ.
Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha nếu chỉ 50% diện tích có rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở dãy Trường Sơn giữ được 22 - 25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là một chiến lược thích
ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trước thảm họa BĐKH. Bởi rừng có vai trò không thể thay thế trước đe dọa của BĐKH. Rừng làm chậm các tác động tiêu cực do BĐKH tạo ra. Nguồn dược liệu, dự trữ gen và thiên địch có ở trong rừng có khả năng giảm nhẹ các bệnh dịch cho con người, vật nuôi và cây trồng bùng phát do BĐKH.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho đến nay thì Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm ả và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài…tất cả tạo nên một hành tinh xanh. Thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng của loài người, một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa acid, bão lũ, nạn hồng thủy, cháy rừng, hạn hán….mà chúng ta gọi đó là “ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Con người tác động tiêu cực vào thiên nhiên một cách từ từ, thiên nhiên ghi nhận và đã đến lúc thiên nhiên đáp trả. Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo
được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường, các nước tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công dân bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động đơn giản dễ làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình trong thời đại “ Biến đổi khí hậu toàn cầu”
II. KIẾN NGHỊ
Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta.
Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm carbon.
Hợp tác quốc tế.
Định giá cho phát thải carbon
Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng carbon thấp.
Xây dưng các công cụ pháp lý. Phục hồi của các hệ sinh thái:
Trồng rừng.
Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.