Phương pháp xác định số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 40)

* Theo dõi các yếu tố môi trường bể ương

- Các thông số môi trường như nhiệt độ (T), pH, Oxy hoà tan (DO) được theo dõi 2 lần/ngày (sáng 7÷8 giờ và chiều 14÷15 giờ). Trong đó, nhiệt độ đo bằng nhiệt kế thủy ngân; Xác định pH bằng máy đo pH điện tử (pH – Meter); DO đo bằng máy DO (YSI 52 - Mỹ).

- Độ mặn: theo dõi 1 lần/ngày, bằng khúc xạ kế Asahi.

* Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng:

- Đo nghêu khi bắt đầu thí nghiệm và định kì 7 ngày/lần.

- Giai đoạn đầu, dùng thước trên kính hiển vi để đo chiều dài và chiều cao vo của từng cá thể.

Hình 2.3. Đo kích thước nghêu

- Giai đoạn sau, dùng thước kẹp (độ chính xác đến 0,02 mm) để đo chiều cao vo của từng cá thể.

- Định kì (7 ngày/lần) lấy mẫu ngẫu nhiên 30 cá thể/bể ương, tiến hành đo chiều cao vo.

- Các công thức tính toán:

+ Tăng trưởng tuyệt đối (Absolute Growth)

AG = Wt - Wo (mm)

Trong đó:

- Wo: chiều cao ban đầu

- Wt: chiều cao tại thời điểm t thí nghiệm

- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng/tương đối theo ngày (SGR):

SGR = (LnWt - LnW1)/t *100 (%/ngày) Trong đó: - W1: chiều cao ban đầu (mm)

- Wt: chiều cao tại thời điểm t thí nghiệm (mm) - t: ngày thí nghiệm

* Phương pháp xác định tỷ lệ sống:

- Trước khi tiến hành thí nghiệm đếm số lượng nghêu thả. - Đếm số nghêu thu được khi kết thúc thí nghiệm.

- Xác định tỷ lệ sống bằng công thức:

Số nghêu thu hoạch

Tỉ lệ sống (%) = --- x 100 Tổng số nghêu thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w