Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thủy canh cây cà chua (Trang 34 - 37)

- Cà chua bi: Quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.

Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

* Quy trình kỹ thuật hệ thống thuỷ canh cà chua không hồi lưu

2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu [1]

- Hạt giống cà chua - Khay ươm cây con

- Nilong đen lót trong thùng để tránh ánh sáng lọt vào ảnh hưởng đến bộ rễ. - Ly nhựa đựng giá thể

- Giá thể

- Lưới lót ly nhựa

- Lưới bao quanh khu vực trồng để tránh côn trùng

2.2. Thao tác cụ thể[1].[3]

- Mặt bằng và giá đỡ

Có thể đặt thùng thuỷ canh trực tiếp trên nền ximăng, ban công sân nhà… Hoặc làm giá bằng tre, gỗ, xốp. Khi chọn địa điểm trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.

- Lưới: Nên dùng lưới để che chắn côn trùng. - Chuẩn bị hộp xốp lọ nhựa

+ Hộp xốp phải được lót nylong đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylong đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho rễ phát triển, tránh ánh sáng lọt vào làm cho rễ kém phát triển. Ánh sáng cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật và rêu xanh phát triển đẩy nhanh quá trình làm thoái hoá dung dịch dinh dưỡng nuôi cây.

+ Tiến hành khoét lỗ, số lỗ tuỳ thuộc vào mật độ trồng, đối với cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách 6-9 lỗ. Lỗ khoét phải có đường kính bằng với đường kính của ly nhựa.

+ Ly đựng: Mục đích là để phối hợp với giá thể làm thành giá đỡ vững chắc cho cây và tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển mạnh (giá thể càng ít, càng thoáng thì hệ rễ càng xâm nhập nhanh vào dung dịch và do đó cây sẽ phát triển nhanh chóng). Có thể dùng dao để tạo các rãnh cho rễ đâm ra ngoài tiếp xúc với dung dịch dinh dưỡng.

+ Tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa

Giá thể sử dụng là đá scoria. Đá được rửa sạch 3 lần, ngâm trong nước javel 2 lần mỗi lần 15 phút để khử trùng. Đá được đập nhỏ, sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều ngày, đảo liên tục cho đá khô đều.

Nếu dùng giá thể vụn thì cần lót lưới vào trong rọ trước khi đóng giá thể. Sau đó nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để vụn nhỏ bị cuốn trôi ra khỏi rọ, tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch gây cặn bẩn.

- Dung dịch + Pha chế dung dịch Hoá chất Dùng pha cho 50lít dung dịch Ca(NO3)2.4H2O 680 g MgSO4.7H2O 250 g KNO3 350 g KCl 170 g NH4NO3 CaCl2.2H2O KH2PO4 200 g FeSO4.7H2O 15 g Na EDTA MnSO4 1.780 g H3PO4 2.43 g KI CoCl2.6H2O MnCl2.4H2O ZnSO4.7H2O 2.8 g CuSO4.5H2O 1.2 g Na2MoO4.2H2O 1.28 g + Cách châm dung dịch vào thùng

Cho dung dịch ngập 2-3cm ly đựng giá thể và có khoảng trống bên ngoài ly.

Đối với các cây dài ngày như cà chua thì sự thoáng khí là rất cần thiết cho sự phát triển của hệ rễ.

- Chuẩn bị gieo hạt:

Trước khi gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.

Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0.5-1cm hoặc phủ một lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.

- Theo dõi và chăm sóc

+ Từ khi gieo đến khi rễ có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có sương muối hoặc nắng nóng đều phải che phủ cho cây.

+ Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể cho dung dịch dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dung dịch dinh dưỡng tan đều trong thùng.

+ Tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch mỗi tuần khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn.

+ Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, nồng độ dung dịch dinh dưỡng để điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thủy canh cây cà chua (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w