0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Khuyến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH HƯNG YÊN ( KHẢO SÁT TẠI XÃ HỒNG NAM VÀ XÃ LÝ THƯỜNG KIỆT) (Trang 100 -100 )

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình đào tạo nghề tại địa phương, chúng tôi xin đưa ra các khuyến nghị sau:

2.1. Với chính quyền cấp tỉnh, chính quyền trung ƣơng

- Cần phải trao quyền quản lý cho chính quyền cấp xã vì đây là cấp

chính quyền gần gũi với người dân nhất. Chỉ khi trao quyền quản lý cho cấp xã thì việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo nghề của người lao động, cơ cấu ngành nghề mà người lao động muốn học mới được tìm hiểu kĩ và chính xác. Từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn trong việc đào tạo nghề, lựa chọn ngành nghề, định hướng người dân trong việc học nghề. Việc này sẽ giúp cho các chính sách đào tạo nghề thực sự đi vào cuộc sống chứ không chỉ là báo cáo theo thành tích, gây lãng phí tiền của của ngân sách.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề cho nông dân trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang được dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho lao động nông thôn để biết được cái gì đã được, cái gì chưa được cần bổ sung và hoàn thiện. Bên cạnh đó, cần tập trung đào tạo lao động nông thôn làm kỹ thuật viên ngành nông nghiệp có chứng chỉ nghề; đào tạo lao động của các xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt; tập trung dạy các nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, mỗi xã lựa chọn 1 - 2 cây hoặc con chủ lực, sản xuất hàng hóa để tập trung dạy nghề.

98

2.2. Với chính quyền cấp xã

- Nâng cao nhận thức về dạy nghề đối với người lao động nông thôn. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để cho nông dân hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Cùng với đó khuyến khích sự tham gia của nông dân vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo nghề…

- Nâng cao nhận thức về dạy nghề đối với đối với các cấp, các ngành và địa phương. Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chưa đầy đủ về việc cần phải được đào tạo, chưa có được tầm nhìn cả hiện tại và tương lai trong việc xác định nghề cần học, học cái gì? học như thế nào? học ở đâu?...Do vậy chính quyền xã cùng các đoàn thể địa phương cần đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.

- Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phương,

so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phương. Tiến hành điều tra nhu cầu thực sự của người dân đối với việc học nghề, vì xác định được nhu cầu của người dân thì sẽ đưa ra được phương hướng thực hiện các chính sách đào tạo nghề

- Phối hợp với chính quyền các cấp, tạo nên những nghề thủ công truyền thống cho các thôn xóm. Bởi, khi có làng nghề truyền thống người lao động được đào tạo nghề xong sẽ có việc làm ổn định tại chỗ. Việc này sẽ làm giảm bớt tình trạng người dân lao động rời thôn xóm đổ xô lên thành phố tìm

99

việc. Với những nghề thủ công được tạo ra, tình trạng lí thân bất li hương sẽ được tăng lên.

2.3. Đối với ngƣời lao động

Một trong những đặc điểm của người lao động nông thôn là bị động trong việc tìm kiếm thông tin, tìm trợ giúp khi gặp khó khăn từ các tổ chức xã hội, từ chính quyền địa phương. Hơn nữa, người lao động còn bị động trong việc tự tìm đầu ra cho chính mình. Trong khi người lao động lại chính là đối tượng được thụ hưởng của các chính sách đào tạo nghề. Vì vậy, một trong những việc mà người lao động cần làm là tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm các thông tin, tìm kiếm nguồn trợ giúp để tiếp cận nhanh hơn với các chính sách đào tạo nghề nói riêng và các chính sách chung liên quan đến lợi ích của chính bản thân người lao động. Chỉ khi người lao động chủ động tiếp cận, linh hoạt trong việc tìm kiếm thông tin thì việc xác định nhu cầu, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề mới mang lại hiệu quả thiết thực nhất và không bị lãng phí.

2.4. Đối với các tổ chức xã hội tại địa phƣơng

Cần phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với việc tuyên truyền cho người dân về các chính sách đào tạo nghề mà người lao động được hưởng. Các tổ chức xã hội cũng cần phải định hướng cho các thành viên của hội mình trong việc tham gia nghề đào tạo, hướng dẫn, phân tích, đưa ra cho họ lời khuyên về những ngành nghề phù hợp mà người lao động có thể tham gia.

2.5. Đối với ngƣời nghiên cứu

Để việc tìm hiểu, phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chi tiết và chính xác hơn cần điều tra từ cấp tỉnh, cấp huyện chứ không nên điều tra ở cấp xã vì xã không được phân cấp quản lý việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐTB&XH. Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Hà Nội, 2005

2. Đinh Thị Vân Chi (2001), Nhu cầu giải trí của thanh niên: nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội, luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

3. Trần Đình Chín (2012), Việc làm cho người lao động ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Sinh Cúc. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới (1986-2002). NXB Thống kê, Hà nội, 2003

5. Nguyễn Văn Đại (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Triệu Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân. Quản lý nguồn nhân lực ở

Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.

11. Nguyễn Trần Nghĩa (2003), Cải tiến dạy học nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy học tại TPHCM, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.

101

12. Trần Hồng Nhung (2005), Nhu cầu và việc sử dụng dịch vụ trong sản xuất kinh doanh của các gia đình ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay, luận văn thạc sỹ

xã hội học.

13. Nguyễn Văn Quốc (2012), Xây dựng mô hình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh sau THCS vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.

14. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên

cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Sơn (2000), Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta – đặc điểm và xu hướng phát triển, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

16. Phạm Văn Sơn (2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nghề cho học sinh bậc phổ thông bậc trung học ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục.

17. Trần Việt Tiến (2012) “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế phát triển số 181, trang 40-47.

18. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. (2009)

19. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011.

21. Tổng cục Thống kê, Điều tra lao động và việc làm Việt Nam, 2011. 22. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2012.

102

23. Ủy Ban nhân dân xã Lý Thường Kiệt, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã Hồng Nam năm 2013.

24. Ủy ban nhân dân xã Lý Thường Kiệt, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 06 tháng đầu năm 2014.

25. Ủy ban nhân dân xã Hồng Nam, Báo cáo tình hình lao động - việc làm năm 2013

26. Nguyễn Xuân Vinh (2011), Luận cứ khoa học của chiến lược phát triển đào tạo nghề tỉnh Nghệ An trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục.

27. Lưu Quang Tuấn, Lao động - việc làm năm 2011 và triển vọng năm 2012, Viện Khoa học lao động và xã hội, http://ecna.gov.vn, 2012

THÔNG TIN TỪ INTERNET

28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề hiện nay ,http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/News Detail.aspx?co_id=28340744&cn_id=627533

29. Nguyễn Tiến Dũng, Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kì hội nhập quốc tế, http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid/53124 /seo/DAO-TAO-NGHE-CHO-NONG-DAN-TRONG-THOI-KY-HOI-

NHAP-QUOC-TE/language/vi-VN/Default.aspx, cập nhật ngày16/02/2014. 30. Thúy Hiền, Cần bước đi chiến lược cho đào tạo nghề ở nông thôn, http://www.baomoi.com/Can-buoc-di-chien-luoc-cho-dao-tao-nghe-o-nong- thon/47/11864275.epi, cập nhật ngày 16/02/2014.

31. Doãn Huy, Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo nghề hiện nay,http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=2834 0744&cn_id=627533, cập nhật ngày 16/02/2014.

103

32. Phương Mai, Nâng cao vai trò của cơ sở đào trong dạy nghề cho người lao động, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=28340744&cn_id=626362, cập nhật ngày 16/02/2014.

33. Mai Phương, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 3 năm nhìn lại, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340744 &cn_id=625954, cập nhật ngày 16/02/2014.

34. Nguyễn Việt Quân, Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nước ta hiện nay, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=24587&print=true, cập nhật ngày 16/02/2014.

35. Quốc hội, Luật dạy nghề số 76/2006/QH11,

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=29575, cập nhật ngày 16/02/2014.

36. Thắng Trung, Nan giải công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn,http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?coid=1004 5&cn_id=625597, cập nhật ngày 16/02/2014.

37. Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx

?tabid=387&idmid=3&ItemID=15524

38. Thủ tướng chính phủ, Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2012, http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH HƯNG YÊN ( KHẢO SÁT TẠI XÃ HỒNG NAM VÀ XÃ LÝ THƯỜNG KIỆT) (Trang 100 -100 )

×