6. Bố cục luận văn
2.1. Chân dung ngoại hình nhân vật
Nhà văn Erenburg có lần đã so sánh công việc của người họa sĩ và của nhà văn: “Người chơi máy ảnh bấm một cái, thế là chỉ trong vòng 1% giây đồng hồ đã ghi được lên tấm phim hình dáng của người đang đi, hay đang chạy nữa là đằng khác. Người họa sĩ phải bắt người làm mẫu ngồi, và trong hàng giờ phải quan sát vẻ mặt người đó, cố gắng phát hiện trong nét mặt tính tình hay đời sống bên trong của người mình vẽ. Công việc của nhà văn cũng giống công việc của họa sĩ, nghĩa là phải nghiên cứu kỹ nhân vật của mình” [23;tr.6-7]. Nhưng nét khác biệt giữa họ là trong khi người họa sĩ sử dụng màu sắc và đường nét để khắc họa chân dung nhân vật thì phương tiện của nhà văn chính là ngôn ngữ. Với tư cách là nghệ sĩ ngôn từ, nhà văn sáng tạo nên “những bức vẽ đặc biệt”, qua đó người đọc không chỉ thấy diện mạo bề ngoài của nhân vật mà còn thấy cả những nét tính cách hay trạng thái tâm hồn của họ.
Trong khi xây dựng nhân vật, nhà văn W.S.Maugham rất chú ý miêu tả ngoại hình, coi đó là sự tiếp cận trực quan, ban đầu đối với nhân vật. Trong hầu hết các truyện, ông đều không quên tạc vào lòng người những ấn tượng về dáng vóc, gương mặt, trang phục, cử chỉ của nhân vật. Do vậy ngoại hình qua cách miêu tả của nhà
37
văn không chỉ nói lên cái vỏ bề ngoài của nhân vật mà ẩn sâu trong đó là những dự báo về lối sống, tính cách, tâm trạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy nhà văn thiên về hai dạng chân dung ngoại hình: Ngoại hình thống nhất với bản chất nhân vật và ngoại hình đối lập với bản chất nhân vật.