Biện pháp khống chế tác động do ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường mam non sonca (Trang 53)

I. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

3.1.3.1. Biện pháp khống chế tác động do ô nhiễm không khí

Khi dự án vào hoạt động, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động giao thông của các phương tiện vận chuyển (như xe ô tô, xe gắn máy) ra vào trụ sở, do tác động của hệ thống máy điều hòa và khí thải, mùi từ việc tập trung chất thải rắn và mùi phát sinh từ hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, như đã phân tích và đánh giá trong phần II, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí kể trên là không đáng kể. Vì vậy, phần này chỉ đề xuất một số biện pháp chung góp phần tạo môi trường không khí trong khu vực dự án trong lành hơn, cụ thể như sau:

Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông

Các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Để giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động này gây ra, nhà trường sẽ áp dụng các biện pháp sau:

Bê tông hóa đường nội bộ và sân bãi để giảm bụi.

Thường xuyên tạo ẩm đường và khuôn viên nội bộ để giảm bụi vào mùa nắng mỗi khi xe ra, vào.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí;

Nhược điểm: hạn chế lượng phát thải bụi vào không khí chứ không xử lý triệt để;

Mức độ khả thi và hiệu quả của biện pháp

Có mức độ khả thi cao do áp dụng thuận tiện, dễ thực hiện, ít chi phí đầu tư, tuy nhiên hiệu quả giảm thiểu mang tính tạm thời, đòi hỏi cần theo dõi thường xuyên.

Biện pháp giảm thiểu nhiệt từ bức xạ ánh sáng và nhiệt độ do sử dụng vật liệu kiếng để ốp xung quanh

Đối với bên trong trụ sở, chủ dự án đã thiết kế hệ thống máy điều hòa nhiệt độ nhằm giảm nhiệt độ bên trong xuống để đảm bảo môi trường làm việc và học tập cho công nhân viên,

Thiết kế các mặt ngoài sử dụng kính: Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Sử dụng rèm che ánh nắng trực tiếp: Vừa hạn chế xâm nhập nhiệt vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa phải.

Tận dụng mọi diện tích, khoảng không trống để trồng cây xanh, tạo các hồ nước nhân tạo.

Không chế khí thải từ hệ thống máy điều hòa không khí

Máy lạnh phải thường xuyên được vệ sinh, bảo dưỡng nhằm đảm bảo công suất máy lạnh và hạn chế tiếng ồn,

Dàn nóng máy lạnh được bố trí trên sân thượng của tào nhà, nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc phát tán nhiệt thừa đến dân cư xung quanh

Khống chế ô nhiễm không khí từ quá trình phân hủy rác

+ Bố trí các thùng rác kín, có nắp đậy đặt tại từng tầng của tòa nhà. Khu vực tập trung rác bố trí nơi thông thoáng, nằm cuối hướng gió so với các công trình khác

+ Toàn bộ lượng rác hữu cơ được thu gom sẽ được vận chuyển về bãi chôn lấp ngay trong ngày, tránh lưu rác lâu dẫn đến tình trạng phân hủy kỵ khí phát sinh mùi hôi.

Nhận xét hiệu quả của biện pháp

Dễ thực hiện, ít tốn chi phí đầu tư, có mức độ khả thi cao và đây là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế khí thải sinh ra từ quá trình phân hủy rác.

Một phần của tài liệu Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường mam non sonca (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w