IV. LŨ LỤT TẠI MIỀN TRUNG 1 NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ
IV.2 GẢI PHÁP
Nhà lõi tránh bão, lũ miền Trung
Vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Hội KTS Việt Nam cùng hai nhà tài trợ là CtyBê tông xây dựng VINACONEX Xuân Mai và Cty Onduline Việt Nam đã hoàn thành và trao tặng 4 mẫu nhà thực nghiệm tránh lũ, lụt cho4 hộ nghèo củaxã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thoạt nhìn 4 mẫu nhà, không ít người có cảm giác công trình ngọ ngằn, thiếu thiếu gì đó, thậm chí có người đã bình luận một cách khắt khe là mẫu nhà dở dang, xấu xí…
Điều này không có gì là khó hiểu, bởi cả 4 mẫu nhà này đều là nhà lõi, có kích thước kiêm tốn 3m x 3m, được cấu tạo gồm 4 cột bê tông cốt thép, 2 tầng, tầng 1 để trống, tấng 2 xây tường gạch, mái lợp tôn chống nóng. Trong 4 mẫu này, mới chỉ duy nhất một gia chủ thêm tiền xây dựng tường bao tầng 1 và cầu thang dẫn lên tầng 2, biến nhà lõi thành một không gian ở vững chắc. 3 mẫu nhà còn lại, một mẫu chỉ để một khoảng trống ở sàn tầng 2, có ý trong trường hợp cấp thiết, gia chủ chạy tài sản và người lên đó tránh lũ. Một nhà khác thì bố trí một thang sắt nhỏ, di động, dựng từ sàn tầng 1 lên sàn tầng 2, qua khoảng trống ở sàn tầng 2. Ở tầng 2 nhà lõi, có trổ cửa ra bên ngoài. Một nhà mẫu nữa thì đồng thời để 2 cửa chờ và cầu thang chờ ở tầng 2 của lõi nhà, sẵn sàng cho việc kết nối nhà lõi với công trình hiện hữu và hạng mục hình thành trong tương lai của hộ gia đình…
Những cách ứng xử khác nhau đối với nhà lõi của 4 hộ dân xem ra nằm trong dự tính ban đầu của Hội KTS Việt Nam. TS.KTS Ngô Doãn Đức – Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam, đồng tác giả thiết kế mẫu nhà lõi cho biết: Nhà lõi là phương án đạt giải Cuộc thi kiến trúc nhà ở nông thôn vùng bão lũ, ngập lụt nhằm tìm ra những kiểu nhà thích ứng cho các tỉnh miền Trung, ĐBBSCL, do Hội KTS Việt Nam tổ chức năm 2010. Sở dĩ mẫu nhà được gọi là nhà lõi vì nhà diện tích nhỏ, có kết cấu dạng khung cứng, được tính toán chống bão và vượt các mức lũ khác nhau. Theo thiết kế, các hộ dân sử dụng có thể tự dịch ra, xê vào nhà lõi so với nhà hiện có và các hạng mục khác một cách thích ứng nhất, để nhà lõi thực sự trở thành một phần của ngôi nhà, an toàn trong bão, lũ.
Từ mẫu nhà lõi này, năm 2011, Hội KTS Việt Nam và đơn vị đạt giải là Cty Bê tông xây dựng VINACONEX Xuân Mai đã phối hợp với Sở Xây dựng và Hội KTS 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi triển khai xây dựng và tặng 2 mẫu nhà lõi người dân địa phương. Tuy nhiên, chi phí hoàn thiện của 2 mẫu nhà ở Quang Nam và Quảng Nghãi vẫn cao, lên đến 70 – 80 triệu đồng. Kết quả này chưa phù hợp với những mục tiêu mà Hội KTS Việt Nam đặt ra là mẫu nhà tránh bão lũ vừa phải bền vững, an toàn, linh hoạt, vừa có mức đầu tư thấp. Bởi với mức đầu tư thấp, ngay cả khi không nhận được tài trợ thì các hộ nghèo cũng có thể tự phấn đấu, bỏ tiền xây dựng công trình tránh bão lũ… Còn với các nhà tài trợ, mẫu nhà giá rẻ cho phép họ hỗ trợ được nhiều hộ nghèo hơn.
Để mẫu nhà thực sự thích ứng với điều kiện kinh tế và khả năng tự áp dụng của các hộ dân, Hội KTS Việt Nam, Viện Kiến trúc (thuộc Hội) và Cty Bê tông xây dựng VINACONEX Xuân Mai tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mẫu nhà lõi và cho ra đời mẫu nhà thực nghiệm được áp dụng ở Nghệ An. Mẫu nhà có dạng modul, có thể xây dựng lắp ghép đồng bộ, hàng loạt hoặc đúc tại chỗ, chịu được bão, lũ với mức nước dâng lên cao hơn 3 m so với mặt đất trong nhiều ngày…
KTS Ngô Doãn Đức tâm đắc: Nhà lõi là một sự gợi ý về giải pháp tránh lũ cho nhân dân miền Trung. Cái hay của phương án là từ công trình nhà lõi, được đầu tư ở mức tối thiểu (27 triệu đồng/mẫu), các hộ dân khi có điều kiện kinh tế, có thể tự mở rộng không gian về mọi hướng, chồng thêm tầng hay gắn kết với không gian mới – cũ. Tất cả những tính toán này đều hướng đến 3 tiêu chí là áp dụng linh hoạt, đơn giản và tiết kiệm chi phí, xã hội hóa cao…
Kỳ vọng lớn
Cũng theo ông Đức, trên thực tế, các nhà chuyên môn chỉ đóng vai trò tư vấn kỹ thuật xây dựng, tư vấn xác định vị trí công trình nhưng chính các hộ dân mới là người ấn định công trình nhà lõi xây dựng ở vị trí nào, cửa và thang chờ ra sao, gắn kết với các công trình hiện có như thế nào. Chỉ họ mới biết chính xác, nhu cầu sử dụng công trình trong ngày bão, lũ hay ngày thường như thế nào. Việc xây dựng cầu thang bên ngoài, dẫn từ mặt đất lên tầng 2 của công trình nhà lõi là một ví dụ. Đây là một giải pháp tránh lũ quen thuộc của một số hộ dân trên địa bàn. Mỗi khi lũ về, các hộ có nhà 2 tầng hoặc nhà có gác mái chỉ việc dắt trâu, bò – tài sản có giá trị “đầu cơ nghiệp” của gia đình lên tránh lũ. Nhưng không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện dựng nhà 2 tầng, nhà có gác mái. Hơn thế phần nhiều các ngôi nhà, kể cả nhà 2 tầng được xây dựng bằng vật liệu không bền vững, nên ngay cả khi ngôi nhà có thể tránh được lũ thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ đổ sập trong ngày bão…
Với mẫu nhà lõi thực nghiệm, KTS Ngô Doãn Đức nhận định: Chỉ bằng mức đầu tư thấp một cách tối thiểu, các hộ dân đã có được giải pháp tốt để sống an toàn trong bão lũ và đặc biệt thích ứng với điều kiện địa phương.
Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn thì chia sẻ sự đồng cảm: Việc thực nghiệm các mẫu nhà tránh bão, lũ là nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực nhất, giúp dân, hợp sức Nhà nước, vượt qua những ngày khó khăn của lũ, bão. Hội KTS Việt Nam dự định làm công trình nhà lõi bằng công nghệ lắp ghép phổ biến nhưng hiện nay chưa làm được, vẫn phải làm bằng công nghệ bình thường là đổ tại chỗ. Trong tương lai, Hội sẽ triển khai làm những bộ khung dự ứng lực, thi công lắp ghép nhanh , dầm nhỏ nhưng vẫn bảo đảm chịu đựng được bão lũ. Hội gợi ý nhiều mẫu nhà khác nhau (dưới 30 triệu, rộng 10 m2, 2 tầng sẽ là 20 m2), đồng bào thấy mẫu nào hợp lý, vừa với khả năng kinh tế hộ gia đình thì lựa chọn…\
Tấm lòng nhiệt huyết hướng đến người nghèo của Hội KTS đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền đánh giá cao Hội KTS Việt Nam và sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của các nhà tài trợ để có mô hình nhà phù hợp với vùng bão, lũ của Nghệ An. “4 mẫu nhà thực nghiệm không chỉ bảo đảm an toàn người, tài sản, vật nuôi trong mưa lũ, mà còn phù hợp với điều kiện sinh sống của bà con. Bão, lũ lên, bà con có thể tránh lũ đồng thời vẫn duy trì được cuộc sống tại chỗ. Mô hình này không những chỉ phục vụ tránh lũ mà còn bảo đảm kết nối, để trở thành một bộ phận của ngôi nhà, có thể sử dụng quanh năm. Từ mô hình thực nghiệm rất hiệu quả này, chúng ta có thể nghiên cứu tiếp các mẫu nhà để nhân dân có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Tới đây, Chính phủ có triển khai mô hình thí điểm nhà chống lũ miền Trung. Nghệ An có hai xã nằm trong chương trình. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm từ mô hình này để chỉ đạo, nhân rộng trong chương trình của Chính phủ và các chương trình nhà ở cho đồng bào vùng lũ trên địa bàn…
Riêng các hộ dân được nhận món quà ý nghĩa từ Hội KTS Việt Nam và các nhà tài trợ thì không diễn tả được hết nỗi vui mừng, sự cảm khích. Phạm Thị Xuân (Xóm 2) kể: Quê tôi, cứ vào tháng 8 -9 hàng năm, lũ về, nước sông Lam dâng lên trắng làng. Có năm lũ lớn, trong nhà, nước dâng đến ngực người lớn. Những khi đó, gia đình đem bò đi gửi, còn người hoặc tìm đến nhà người quen ở nơi cao tá túc, hoặc tự cầm cự trong gác mái nhà nhưng cũng không khỏi lo lắng vì nhà dột, nhà có thể bị bão tàn phá. Bây giờ thì khác rồi, nếu lũ lên, gia đình chị chỉ cần dắt bò lên tầng 2 nhà mới và cả nhà cùng lên đó sống an toàn trong lũ.
Chị Xuân cho biết: Gia đình chị được hỗ trợ toàn bộ vật liệu và tiền nhân công để thi công nhà lõi gồm 4 cột chịu lực, tường bao tầng 2 và mái tôn. Nhân thể, chị vay thêm họ hàng, làng xóm láng giêng 16 triệu nữa để hoàn thành xây gạch nốt tường bao tầng 1 và cầu thang bê tông từ tầng 1 lên tầng 2. Hiện tại, tầng 1, gia đình chị để thóc. Mấy nữa, chị lắp thêm cửa tầng 2, rồi cho 2 cô con gái (một học lớp 12, một học lớp 9) lên đấy ở. Trong tương lai, khi cậu út (học lớp 6) lấy vợ, tầng hai công trình sẽ là nơi ở của vợ chồng bọn trẻ. Tương tự, chị Nguyễn Thị Lan (Xóm 9) cũng chia sẻ: Gia đình lâu nay không có chỗ ở kiên cố nên công trình nhà lõi được tặng có ý nghĩa rất lớn. Gia đình cảm ơn chính quyền địa phương, cảm ơn cấp trên… Gia đình đang dự tính sẽ vay mượn thêm để xây dựng thêm tường bao tầng 1 và cầu thang như nhà cô Xuân. Cậu con trai lớn của tôi mới đi làm 2 tháng, đã gửi 3 triệu đồng về cho bố mẹ và động viên: Bố mẹ cứ vay để xây đi để có khu ở an toàn cho cả nhà, con sẽ kiếm tiền gửi về…
Vậy là công trình nhà thực nghiệm dù diện tích và mức đầu tư kiêm tôn nhưng với người nghèo, thật nhiều ý nghĩa. Công trình không đơn giản chỉ để tránh lũ mà đã trở thành một không gian ở quan trọng của gia đình. Hơn thế, công trình còn là động lực để hộ nghèo phấn đầu hoàn thiện chốn ở an bình, là động lực để vươn lên thoát nghèo…
NHÌN NHẬN VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG LŨ
“Nhà ở chống lũ miền Trung là bài toán, thử thách đối với các kiến trúc sư. Nếu người dân có điều kiện tài chính thì mình có thể xây nhà kiên cố để tránh thiên tai bão lũ với trình độ khoa học công nghệ hiện nay. Giải pháp nhà ở chống lũ cho người nghèo thì là giải pháp mang tính tổng thể, tức giải pháp mang tính vĩ mô. Trong bài toán vĩ mô thì có giải pháp kỹ thuật, giải pháp về kiến trúc, quy hoạch vì nó liên quan rất lớn về vấn đề đầu tư. Có thể có nguồn lực rất lớn của xã hội đóng góp vào đó. Có thể kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà thiết kế tham gia, đưa ra ý tưởng trong khuôn khổ chương trình của Nhà nước hoặc kế hoạch của Nhà nước để trong bao nhiêu năm đó có thể giải quyết vấn đề nhà ở cho người nghèo ở vùng lũ miền Trung. Khó khăn nhất là điều kiện tài chính vì có những gia đình 5 triệu - 10 triệu đồng để xây, sử nhà cũng không có. Dựng nhà sàn rất tốt trong vấn đề chống lũ, thiên về an toàn trong mùa lũ nhưng đối với người đồng bằng trong sinh hoạt thường ngày thì đây không phải là giải pháp tốt vì người người dân làm nông, leo trèo suốt ngày thì vất vả quá. Nếu thiên về chống lũ mà quên đi phong tục, thói quen trong sinh hoạt thì cũng không ổn. Nếu đưa nhà sàn vào đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh để chống lũ thì không hoàn toàn khả thi.
Kiến trúc sư chỉ là một thành phần để giải quyết vấn đề nhà ở vùng lũ thôi, có nghĩa là Nhà nước, các đơn vị, cơ quan chức năng phải đưa ra kế hoạch, chương trình, sau đó có thể huy động các nguồn lực của xã hội, về tiền nong. Chẳng hạn, Nghệ An, Hà Tĩnh trong năm nay cần xây bao nhiêu nhà cho bao nhiêu người, mỗi nhà bao nhiêu tiền. Mình tính năm 2011, 2012 cần bao nhiêu tiền thì huy động vốn của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Mình đưa ra những chỉ số, chẳng hạn cần thiết kế ngôi nhà bao nhiêu tiền, cái đó là vật dẫn đường để kiến trúc sư đưa ra thiết kế mẫu nhà phù hợp. Có rất nhiều cuộc thi nhưng các mẫu đó hoặc quá đắt tiền hoặc không thể khả thi, người dân không thể đơn lẻ theo cái mẫu đó mà xây cái nhà đó được. Các cuộc thi cứ được tổ chức, các giải thưởng cứ trao mà sau đó bị lãng quên, không áp dụng trên thực tế thì thật lãng phí chất xám.
Để giúp cho người dân vùng lũ thì có thể mình đưa ra các chương trình cụ thể, nhiều năm. Ví dụ, năm 2011 mình giúp những người nghèo nhất, mất hoàn toàn nhà cửa, năm sau thì giúp những người khác. Khi giải quyết cho người ta thì phải triệt để. Không nên xây cái nhà ở ngưỡng bão lũ có thể cuốn đi. Không thể cứ thiết kế một mẫu nhà ra rồi bảo các anh cứ xây đi, nếu thế thì không bao giờ thành công hoặc thành công rất thấp. Bằng cách đó chúng ta không thể giúp cho những người nghèo nhất, những người thậm chí không có cái để ăn vào mùa giáp hạt.