Partition 1 Partition
2.3.3. Kế nối dữ liệu với SQL Azure
SQL Azure cho phép kết nối đến cơ sở dữ liệu đám mây chỉ sử dụng giao thức TDS với hỗ trợ giới hạn như đã giới thiệu ở phàn trước. Nhưng bởi vì giao thức TDS được hỗ trợ bởi phần lớn các API client của SQL Server, tất cả các tính năng mà sQL Azure hỗ trợ đều làm việc với các client API hiện có. Có 2 kiểu hình chung để kết nối đến các cơ sở dữ liệu trên SQL Azure: code near và code far.
Kết nối Code-near
Trong kiểu kết nối code-near, ứng dụng được triển khai trên Windows Azure, sử dụng SQL Azure. Nhà phát triển đặt dùng công cụ Geo-Locate để đặt chúng trên cùng một trung tâm dữ liêu.
Hình 2.12. Kiến trúc Code-near connectivity
Các tiếp cận code-near có những thuận tiện như:
• Business logic (quy trình nghiệp vụ) được đặt gần cơ sở dữ liệu
• Có thể mở các giao diện chuẩn như HTTP, REST, SOAP,… cho dữ liệu của ứng dụng
• Các ứng dụng client không phải phụ thuộc vào API của SQL Server client Điểm bất lợi của các tiếp cận này là ảnh hưởng của tốc độ đến ứng dụng nếu sử dụng Windows Azure làm lớp giữa để truy cập CSDL
Kết nối code-far
client tạo các truy vấn SQL sử dụng giao thức TDS qua Internet đến CSDl SQL Azure.
Hình 2.13. Kiến trúc code-far connectivity
Lợi ích lớn nhất của các tiếp cận code-far là về mặt tốc độ vì kết nối trực tiếp đến cơ sở dữ liệu trên cloud. Điểm bất lợi lớn nhất là tất cả các ứng dụng client phải sử dụng giao thức TDS để truy cập cơ sở dữ liệu. Điều đó có nghĩa là các client truy cập dữ liệu phải hỗ trợ các API của SQL Server như ADO.NET, ODBC,…, giảm khả năng truy xuất dữ liệu từ các API hoặc nền tảng không hỗ trợ giao thức TDS.
2.4. Windows Azure AppFabric