Hiện nay, thuật ngữ điện toán đám mây ở khắp mọi nơi. Ở bất kỳ tạp chí công nghệ cao hoặc bắt gặp trong nhiều trang web hoặc blog công nghệ thông tin và thuật ngữ điện toán đám mây sẽ được nhắc tới rất nhiều. Và khi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin về điện toán đám mây là gì, thì sẽ có được những câu trả lời khác nhau.
Trong thời kì công nghệ thông tin xâm nhập vào các ngành kinh tế và nhu cầu các doanh nghiệp, sử dụng hệ thống máy chủ để xử lý công việc có xu hướng tăng. Việc những doanh nghiệp có ý định triển khai hệ thống máy chủ để phục vụ cho nhu cầu công việc sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Trong khi đó, với công nghệ điện toán đám mây các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và không phải lo lắng tới các vấn đề trong trường hợp doanh nghiệp phải triển khai một hệ thống cho riêng công ty.
II.THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG 1. Mô hình thực tế
Hình 3.11 Mô hình thực tế điện toán đám mây sử dụng VMware vCloud Director.
Tính năng và lợi ích VMware vCloud Director cung cấp cho khách hàng khả năng xây dựng những đám mây an toàn riêng làm tăng hiệu quả kinh doanh trung tâm dữ liệu và
sự nhanh nhẹn. Cùng với VMware vSphere™ là nền tảng tốt nhất cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, VMware vCloud Director cung cấp điện toán đám mây cho trung tâm dữ liệu hiện tại bằng cách tổng hợp các nguồn lực cơ sở hạ tầng ảo và phân phối chúng đến người dùng.
Các tính năng chính
Tạo các trung tâm dữ liệu ảo
Hỗ trợ môi trường an toàn cho khách hàng
Cung cấp cổng thông tin phục vụ cho khách hàng Để xây dựng mô hình cần sử dụng tới các phiên bản
VMware vCloud Director
VMware vShield for VMware vCloud Director
VMware vCenter Server
VMware vSphere Enterprise Plus
VMware vCenter Chargeback
a. VMware vSphere Enterprise Plus
Tận dụng sức mạnh của một nền tảng ảo hóa để xây dựng, triển khai một đám mây riêng, tăng cường kiểm soát tới mức tự động hóa. Do đó có thể cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ.
vSphere làm hai nhiệm vụ chính:
Ở dịch vụ cơ sở hạ tầng vSphere làm nhiệm vụ quản lý một cách toàn diện các máy chủ, kho lưu trữ, hạ tầng mạng. Chúng được tập hợp lại và phân bổ một cách chính xác cho các ứng dụng theo yêu cầu.
Ở tầng dịch vụ ứng dụng làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, bảo mật hạ tầng hệ thống đảm bảo tính sẵn sàng cao và có khả năng mở rộng.
Hình 3.12 Các thành phần mà vSphere quản lý
b. VMware vCenter Server
vCenter Server làm nhiệm vụ quản lý các máy chủ dựa trên hệ thống vSphere đã xây dựng sẵn. Người quản trị sử dụng phần mềm vSphere Client cài đặt phía người dụng để quản lý vCenter Server.
Hình 3.13 Quản lý vCenter Server từ xa sử dụng vSphere Client.
Các máy chủ ESX hay ESXi tạo ra các máy chủ ảo dựa trên tài nguyên của hạ tầng hệ thống. Sau đó, vCenter Server kết nối tới để quản lý các máy chủ ESX, ESXi để quản lý chúng. Lúc này, tài nguyên hệ thống cơ sở hạ tầng ảo được quản lý bởi máy chủ vCenter.
2. Mô hình giả lập
Hình 3.14 Mô hình giả lập.
Trên mô hình bao gồm ba khối chức năng
Đối với khối máy chủ VMware ESX và VMware ESXi (kí hiệu 1) cung cấp việc quản lý và chia sẻ tài nguyên phần cứng một cách chặt chẽ và hiệu quả. Việc quản lý các máy ảo chạy trên nó cũng được dễ dàng hơn nhờ các công cụ quản lý từ xa. Một phần ESXi là một hệ điều hành máy chủ nên nó có thề cung cấp cho các máy ảo khả năng tương tác cao nhất với phần cứng cũng như tài nguyên hệ thống. Vì thế các máy ảo có thể đạt hiệu suất làm việc cao nhất.
Đối với khối VMware vCenter Server (kí hiệu 2) là một gói phần mềm được cài đặt trên máy chủ window hoặc máy chủ linux làm nhiệm vụ giám sát hoạt động, cấu hình liên quan giúp quản lý các máy chủ ESX và ESXi.
Đối với khối VMware vCloud Director (kí hiệu 3) được cung cấp nhiều thành phần cho phép liên kết nhiều VMware vCloud Director, đồng thời quản lý, theo dõi, giám sát các máy chủ VMware vCenter Server. Thông qua giao diện web người quản trị thực hiện các thao tác cung cấp dịch vụ phía khách hàng yêu cầu.