Địa chỉ IPv6 đƣợc biểu diễn dƣới dạng chữ số Hexa nên có phần khó nhớ hơn địa chỉ IPv4. Những mục trƣớc đã đề cập và mô tả nhiều dạng địa chỉ IPv6. Phần này, sẽ tóm tắt và thống kê các dạng địa chỉ IPv6 đã và đang đƣợc sử dụng.
Bảng 1.4 Bảng thống kê các dạng địa chỉ IPv6.
Bit Dạng địa chỉ Chú thích
:: Địa chỉ không định danh Thể hiện Node hiện tại không có địa chỉ IPv6 nào đƣợc gán.
::1 Địa chỉ Loopback Thay thế dãi địa chỉ
127.0.0 của IPv4.
FE80::/10 Địa chỉ Link-local Giao tiếp giữa các node trong cùng đƣờng liên kết. FEC0::/10 Địa chỉ Site-local Đã bị hủy bỏ.
2000::/3 Địa chỉ định danh toàn cầu. Đƣợc cấp phát bởi các tổ chức quản lý Internet. FF::/8 Địa chỉ Multicast. Sử dụng trong nhiều mục
đích và thay thế địa chỉ Broadcast của IPv4.
::w.x.y.z Địa chỉ IPv4-Compatible IPv6 Dùng trong công nghệ tunnel động.
::FF:w.x.y.z Địa chỉ IPv4-Mapped IPv6 Dùng trong biên dịch địa chỉ IPv6-IPv4.
Chương 1 đã trình bày từ khái quát đến chi tiết về không gian địa chỉ và cấu trúc gói tin của IPv6. Địa chỉ IPv6 được đánh số lại và biểu diễn dưới dạng Hexa với không gian địa chỉ lớn hơn, bên cạnh đó là cách thức phân bố địa chỉ hợp lý hơn, giúp các nhà cung cấp Internet dễ dàng quản lý không gian địa chỉ và tối ưu hóa băng thông, khả năng định tuyến trên mạng. Các điểm chính trong chương :
Cấu trúc gói tin 128 bit cho không gian địa chỉ IPv6 rất lớn.
Loại bỏ được các nhược điểm của mạng IPv4 như NAT, bảo mật kém.
Tái đánh số địa chỉ IP, sử dụng hệ cơ số Hexa để biểu diễn địa chỉ.
Sự phân cấp địa chỉ toàn cầu rõ ràng dựa trên prefix.
Header tối ưu hơn.
Địa chỉ Unicast, Multicast, Anycast.
Các địa chỉ đặc biệt: địa chỉ không định danh, địa chỉ Loopback, địa chỉ IPv4- Compatible, địa chỉ IPv4-Mapped.
CHƢƠNG 2: TRIỂN KHAI IPv6 TRÊN CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG IPv4
Triển khai, chuyển đổi và thay thế một giao thức Internet không phải là điều dễ dàng. Trong lịch sử hoạt động Internet toàn cầu, địa chỉ IPv6 không thể tức khắc thay thế IPv4 trong thời gian ngắn mà phải trãi qua một quá trình. Thế hệ địa chỉ IPv6 phát triển khi IPv4 đã hoàn thiện và hoạt động trên mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Trong thời gian đầu phát triển, kết nối IPv6 cần thực hiện trên cơ sở hạ tầng mạng của IPv4. Mạng IPv6 và IPv4 sẽ cùng song song tồn tại trong thời gian dài, thậm chí mãi mãi. Trong Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng triển khai IPv6 hiện nay, các công nghệ triển khai IPv6 và chuyển đổi giữa IPv6 – IPv4. Đồng thời trong chương này sẽ giới thiệu về các giao thức định tuyến hoạt động trên IPv6 và phân tích giao thức định tuyến OSPFv3.
Chương 2 của khóa luận gồm những nội dung chính sau :
Thực trạng triển khai IPv6.
Một số công nghệ triển khai IPv6.
Các giao thức định tuyến IPv6.
Giao thức định tuyến OSPFv3.