hàng qui trình sử dụng, vận hành.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống gas phục vụ cho công nghiệp dân dụng - Cung cấp phụ kiện và thiết bị dùng gas
Đối tượng khách hàng của Vianagas không phải là người mua sản phẩm sử dụng trong gia đình mà là người mua sản phẩm sử dụng trong kinh doanh. Do đó, đối với gas công nghiệp do nhân viên kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thực hiên còn đối với gas dân dụng, dịch vụ hậu mãi chủ yếu là do khách hàng của đơn vị thực hiện nhưng người tiêu dùng gas dân dụng ở gần đơn vị cũng có thể gọi trực tiếp đến đơn vị khi gặp vấn đề về kỹ thuật.
4.2.1.6. Tình hình nhân sự
Như đã phân tích trên, Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh nhỏ nên lượng nhân viên không cần nhiều. Tuy nhiên phòng kinh doanh-marketing chỉ có hai nhân viên và phòng kinh doanh và phòng marketing vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng nên chưa đủ khả năng để theo sát thị trường. Từ đó làm cho sản lượng ở một số thị trường giảm. Vì vậy trong thời gian tới đơn vị cần chú ý đến tình hình nhân lực phòng kinh doanh – marketing cũng như hoạt động marketing để góp phần tăng doanh thu cho đơn vị.
4.2.2. Nguyên nhân khách quan
4.2.2.1. Nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước
Theo Bộ Tài chính, thời điểm năm 2007 và các tháng đầu năm 2008 giá dầu thế giới tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá gas (LPG) nhập khẩu và giá gas bán trong nước. Để thực hiện các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của gas từ 5% xuống 0%. Sự điều chỉnh này đã góp phần bình ổn giá tiêu dùng trong nước trong giai đoạn vừa qua.
4.2.2.2. Tình hình kinh tế năm 2007 và năm 2008
Năm 2007:
- Cuối tháng 11 giá dầu thế giới chạm ngưỡng 100 USD/thùng. - Giá vàng “nhảy múa” khó đoán
- Xăng dầu 3 lần tăng giá và 2 lần giảm giá, mức tăng luôn cao hơn mức giảm.
- Gas là một mặt hàng thiết yếu đứng thứ 3 sau xăng, dầu nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước chỉ đạt 30-40%, còn lại phải nhập khẩu nên giá xăng dầu thế giới tăng thì giá gas nội đại tăng là điều tất yếu.
- Giá gas trong nước cũng có 8 lần tăng và 4 lần giảm giá trong đó cuối tháng 11 giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khoản 250.000 -260.000 đồng/bình 12 kg tùy khu vực, như vậy so với cùng kỳ năm 2006 tăng 100.000 đồng/bình 12 kg.
Năm 2008:
- Đầu năm 2008 giá dầu giảm xuống 90 USD/ thùng, sang tháng 2 giá gas tăng trở lại 100 USD/thùng và đến tháng 7 giá dầu thế giới đạt kỷ lục lên đến 147 USD/thùng.
- Giá vàng cũng biến động mạnh, có hai lần vượt qua mốc 19 triệu đồng một lượng, do giá thế giới lập kỷ lục trên 1.000 USD mỗi ounce.
- Cuối tháng 7 giá xăng tăng từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng/lít và sau 10 lần giảm giá, cuối cùng xăng về mức 11.000 đồng/lít.
- Giá gas trong nước cũng biến động mạnh. Trong tháng 7 giá gas bán lẻ đưa đến tay người tiêu dùng trong khoản 260.000-280.000 đồng/bình.
Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi phí nhiên liệu, giá các hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ còn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh gas của đơn vị.
4.2.2.3. Nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật phổ biến, kinh doanh không thể lẫn tránh cạnh tranh, cạnh tranh gắn liền với kinh doanh. Thế lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ tiêu thị phần doanh nghiệp kiểm soát được, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trong tổng lượng
cung về hàng hóa đó trên thị trường, mức độ tích tụ và tập trung của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên Vinagas Miền Tây vẫn chưa xác định được vị thế của mình ở Miền Tây. Việc điều tra thị phần của các hãng gas khác vẫn chưa được cụ thể. Vinagas Miền Tây chỉ có thể xác định thị phần của mình thông qua lượng cung ứng của Vinagas Miền Tây trên tổng sản lượng của Vinagas cùng với các đơn vị kinh doanh gas khác phân phối cho khách hàng của đơn vị. Do đó, không thể đánh giá chính xác thị phần Vinagas Miền Tây mà chỉ mang tính tương đối. Cụ thể thị phần Vinagas Miền Tây tính đến cuối năm 2007 như sau:
Bảng 16: THỊ PHẦN VINAGAS MIỀN TÂY
Đvt: Kg CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG VINAGAS MIỀN TÂY CUNG CẤP TỔNG SẢN LƯỢNG THỊ PHẦN (%) An Giang 432.604 2.299.568 18,81 Bến Tre 421.370 2.288.172 18,42 Cần Thơ 1.552.109 39.389.943 3,94 Đồng Tháp 959.732 4.324.039 22,20 Kiên Giang 26.740 1.220.278 2,19 Tiền Giang 2.116.991 6.731.829 31,45 Trà Vinh 190.972 2.730.293 6,99 Vĩnh Long 1.733.461 4.265.109 40,64 Cộng 7.433.979 63.249.232 11,75
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Marketing chi nhánh Vinagas Miền Tây)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tính đến cuối năm 2007, Vinagas chiếm 11,75% thị phần tính trên tổng sản lượng. Đây là một tỷ lệ không cao nhưng tương đối chấp nhận vì Vinagas Miền Tây chỉ mới thành lập trong những năm gần đây trong khi các hãng gas lớn đã có mặt trên thị trường Miền Tây từ rất lâu như: Sài Gòn gas, Total gas, Gia Định gas, Efl gas, Petimex và gần đây nhất là đơn vị kinh doanh gas Thành Tài.
Hiện nay trên thị trường có khoảng 70 hãng gas lớn nhỏ. Vinagas nằm trong top 10 hãng gas lớn nhất Việt Nam.
4.2.2.4. Nhân tố sản phẩm thay thế
Tình hình tiêu thụ gas trong khu vực ĐBSCL trước đây được các hãng gas đánh giá là sẽ tăng trong tương lai, hứa hẹn một thị trường tiêu thụ khổng lồ thì trong ba năm gần đây đã có nhiều biến cố xãy ra trong khu vực nông thôn như: dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, lỡ mồm long móng, mất mùa, rớt giá, chi phí đầu vào tăng (phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh...) làm cho mức sống người dân ngày càng giảm trong khi giá gas tăng cao. Vì vây để đảm bảo nguồn lực tài chính người tiêu dùng ở ĐBSCL đã không ngần ngại thay thế gas bằng nguồn nguyên liệu khác rẻ tiền hơn như: than đá, củi, trấu, ...
Củi được thay thế cho gas ở những vùng nông thôn chuyên trồng cây ăn quả, cây lấy củi như cồng, bàng,...
Than đá thay thế cho gas ở vùng thành thị, chợ. Bởi vì ở những nơi này ngoài nguồn nguyên liệu gas các nguồn nguyên liệu khác đều hạn chế, không gian sử dụng nguyên liệu khác bị hạn hẹp.
Trấu có nhiều ở vùng nông thôn sản xuất lúa gạo.Vì vậy trấu được thay thế gas ở những vùng này khi điều kiện thu nhập khó khăn.
Những nguồn nguyên liệu này không làm cho người tiêu dùng bỏ thói quen sử dụng gas hoàn toàn nhưng sẽ làm giảm khối lượng tiêu thụ đáng kể trong điều kiện kinh tế khó khăn.