B. Kiểm tra chi tiết quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho
3.3 Kết thúc kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi chép các thông tin thu thập được cũng như các kết luận sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trên giấy tờ làm việc và lưu các tài liệu vào hồ sơ kiểm toán. Khi các kiểm toán viên hoàn tất các công việc theo chương trình kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc và các tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Giấy tờ làm việc được lưu trong hồ sơ là căn cứ để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về các khoản mục trên Báo cáo tài chính trong đó bao gồm hàng tồn kho, đồng thời kiểm toán viên đưa ra các bút toán điều chỉnh về các khoản chênh lệch. Để có được ý kiến về số dư các khoản mục hàng tồn kho chủ nhiệm kiểm toán phải tiến hành thực hiện giai đoạn này theo các bước:
- Đánh giá và soát xét các bằng chứng thu thập được trong các giai đoạn trước với ước tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán. Với sự hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và những bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn, quan sát và kiểm tra chi tiết tài liệu trong giai đoạn kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư là khẳng định cho đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ hay không? Nếu các bằng chứng thu thập được cho Chủ nhiệm kiểm toán thấy mức độ rủi ro kiểm soát là lớn hơn nhận định ban đầu thì phải tiến hành điều chỉnh mức độ rủi ro và mở rộng kiểm tra chi tiết bằng các thủ tục kiểm toán bổ sung. Hoặc kiểm toán viên phát hiện các bằng chứng cho thấy rủi ro kiểm soát là cao hơn mức nhận định ban đầu ngay trong giai đoạn kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên sẽ phải thay đổi mức độ rủi ro kiểm soát và mở rộng phạm vi kiểm tra chi tiết ngay trong giai đoạn này.
- Xem xét các sự kiện có thể xẩy ra sau cuộc kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu công ty quá phụ thuộc vào bạn hàng (nhà cung cấp và khách hàng), trong khi các bạn hàng có những sự thay đổi lớn như phá sản, bị kiện cáo, thị trường biến động… đều là những nguyên nhân có thể là cho công ty khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề về tiêu thụ, hoặc đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy Chủ nhiệm kiểm toán phải sử dụng các thẩm định bổ sung nhằm hạn chế tối rủi ro kiểm toán.
- Tổng hợp các bút toán điều chỉnh: Từ các bằng chứng thu được trong giai đoạn trước và giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thảo luận với khách hàng để thống nhất các bút toán điều chỉnh. Với sự chấp thuận của công ty về điều chỉnh các sai lệch được phát hiện các bút toán điều chỉnh được tổng hợp trên giấy tờ làm
việc và tính số dư các khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính. Nếu khách hàng không chấp thuận các bút toán điều chỉnh và Chủ nhiệm kiểm toán xét thấy sự sai lệch đó sẽ là ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính thì công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến về các khoản mục hàng tồn kho.
Phần này giới thiệu về lý thuyết kiểm toán chu trình Hàng tồn kho và các vấn đề liên quan như: Lý thuyết kế toán trong chu trình Hàng tồn kho, các chức năng của chu trình kiểm toán Hàng tồn kho, mục tiêu kiểm toán… Trong chương này em đã sử dụng các chuẩn mực, các quy định về kế toán và kiểm toán, tuy nhiên đây là lý thuyết mà Việt Nam đang áp dụng theo pháp luật Việt Nam và Hội ngề ngiệp kiểm toán quy định mà chưa phải là thực tế công tác thực hiện kiểm toán ở Việt Nam. Với những mong muốn hiểu biết thực tế kiểm toán Việt Nam em đã thực tập tại Công ty Kiểm toán và Kế toán Hài Nội. Qua quá trình thực tập tại đây em đã tìm hiểu quy trình kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, nội dung và thực tế triển khai quy trình kiểm toán sẽ được trình bày trong chương 2 của chuyên đề này.