Kiểm tra toàn bộ chứng từ kèm theo chứng minh cho nghiệp vụ ghi nhận nợ phải trả để hiểu được bản chất nghiệp vụ, thời gian

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 28)

ghi nhận nợ phải trả để hiểu được bản chất nghiệp vụ, thời gian thực hiện

Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng tồn kho Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo các khoản phải trả có tĩnh được theo dõi riêng

Sau khi thực hiện kiểm tra chi tiết, để đảm bảo cho các số liệu, thông tin có ảnh hưởng đến kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán KTV có thể cần thực hiện thêm chương trình kiểm toán bổ sung. Kiểm toán bổ sung chủ yếu là kiểm toán hàng tồn kho nhằm xác minh và đánh giá chính xác hơn nghiệp vụ mua hàng. Trong chương trình kiểm toán bổ sung, KTV cần nắm thêm thông tin chính xác về số hàng mua, cơ sở xác định nhu cầu mua, lượng dự trữ và lượng hàng thực tế đang tồn kho. Thực hiện kiểm toán bổ sung, KTV tiến hành thực hiện các trắc nghiệm tương tự trên nhưng tập trung ở hàng mua trong kỳ.

- Thực hiện thủ tục phân tích : đối chiếu hàng tồn kho dư cuối kỳ so với năm trước tìm ra biến động trong năm. Dựa vào những biến động đó thực hiện phân tích với các chỉ tiêu tài chính khác như : chi phí sản xuất, hàng tiêu thụ, chi phí nhân công và tìm hiểu những thay đổi liên quan sản xuất kinh doanh trong năm dựa trêng các tài liệu như : kế hoạch sản xuất, dự toán ngân sách…

- Đối chiếu số tổng hợp trên sổ chi tiết tài khoản HTK với sổ cái tương ứng, đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán để kiểm tra tính khớp đúng giữa các sổ này

- Xác minh các số phát sinh các tài khoản kho bằng cách kiểm tra chọn mẫu PNK, PXK tương ứng các lần nhập, xuất trong kỳ

- Thực hiện kiểm kê xác minh lượng hàng tồn kho cuối kỳ

- Quan sát quy trình sản xuất tính toán sơ bộ lượng hàng hay nguyên vật liệu mua vào cần dùng cho một chu kỳ sản xuất sản phẩm

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình nói riêng là đưa ra được đánh giá nhận xét về tính trung thực của thông tin dựa trên những bằng chứng đã thu thập được trong cuộc kiểm toán. Cũng như vậy, kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán, KTV phải đưa ra được ý kiến cho phần hành mà mình thực hiện đồng thời đưa ra được bằng chứng kiểm toán chứng minh cho ý kiến đó. Những ý kiến và bằng chứng kiểm toán thu được về phần hành được trình bày trong giấy làm. Kết thúc kiểm toán KTV cần thực hiện:

- Đưa ra nhận xét và những sai phạm về chu trình mua hàng thanh toán của khách hàng

- Đưa ra bút toán điều chỉnh dựa trên chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành - Thảo luận với khách hàng về những sai phạm và điều chỉnh trên. Nếu khách hàng chấp nhận điều chỉnh, KTV thu thập báo cáo sau điều chỉnh và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về phần hành này cho báo cáo đó. Nếu khách hàng không thực hiện điều chỉnh theo số liệu của KTV, KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến ngoại trừ. Số liệu sau điều chỉnh của kiểm toán viên phải đảm bảo không còn những sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến người ra quyết định khi sử dụng thông tin này.

- Ngoài ra để đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, KTV phải tìm hiểu thêm về những khoản nợ đầu kỳ sau, xu hướng biến động của thi trường bên ngoài ảnh hưởng đến số dư khoản phải thanh toán trong kỳ.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 28)