- Đào tạo đại học chính quy về hợp tác xãở Việt Nam
3.3.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã
Để thực hiện mục tiêu đưa kinh tế hợp tác xã thoát khỏi những yếu kém hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống của xã viên, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng dân cư trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh một khung pháp lý nhất quán, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển hợp tác xã cần có chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế HTX.
- Xây dựng hệ thống thông tin về hợp tác xã:
Hiện nay hợp tác xã thông tin về hợp tác xã không có hệ thống, không đầy đủ và không đủ tin cậy, đãảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong xây dựng báo cáo, thống kê, phân tích, dự báo về kinh tế tập thể, hợp tác xã, từđó gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách phù hợp, khả thi và hiệu quả cho từng nhóm đối tượng, loại hình hợp tác xã.
Các nội dung chính bao gồm:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu:
Xây dựng bộ chỉ tiêu chuẩn phục vụ công tác thống kê về hợp tác xã và cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể. Các chỉ tiêu thống 25
kê hàng năm của Tổng cục Thống kê về khu vực kinh tế tập thể hiện còn sơ sài và mới chỉ tập trung chủ yếu vào thống kê hợp tác xã nông nghiệp.
- Xây dựng hệ thống thông tin đăng kí kinh doanh hợp tác xã:
Luật Hợp tác xã 2003 quy định: Hợp tác xã có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký kinh doanh tại cấp tỉnh và cấp huyện, tuy tạo thuận lợi cho đăng ký kinh doanh hợp tác xã, song gây phức tạp cho công tác quản lýđối với hợp tác xã.
Để có cơ sở giúp các cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước nắm chắc tình hình thành lập và hoạt động của các hợp tác xã, một mặt tránh buông lỏng; mặt khác tránh trùng chéo trong quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh về hợp tác xã mạnh, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý Nhà nước về thành lập và hoạt động của các hợp tác xã, đồng thời có thể cung cấp cho các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Cần có hệ thống thông tin theo dõi sự thành lập và hoạt động của các tổ hợp tác, đặc biệt là các tổ hợp tác đãđược Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chứng thực.
- Xây dựng hệ thống thông tin toàn quốc về hợp tác xã:
Hệ thống thông tin về hợp tác xã cần phải đáp ứng kịp thời và chính xác các thông tin về hợp tác xã về các mặt, như: tình hình cơ bản về hợp tác xã (số lượng hợp tác xã, xã viên, lao động, vốn, đất đai,...); tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã (Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, các chỉ tiêu doanh lợi, hiệu quả.... của hợp tác xã); kinh tế của xã viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp tác trong đó, đặc biệt dịch vụ của hợp tác xã, tổ hợp tác cung cấp cho xã viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp tác.
- Xây dựng Trung tâm thông tin - tư liệu về hợp tác xã:
Tại các Bộ, Ngành, địa phương và Liên minh hợp tác xã Việt Nam hình thành bộ phận theo dõi, cập nhật các thông tin, tư liệu về khu vực kinh tế tập thể kết nối trực tiếp với Trung tâm Thông tin - Tư liệu về hợp tác xãđặt tại Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch vàĐầu tư là cơ quan được Chính phủ giao thông nhất quản lý Nhà nước về hợp tác xã trên phạm vi cả nước.
Xây dựng và cung cấp các thông tin cần thiết về kinh tế tập thể, hợp tác xã trên mạng Internet.
- Tuyên truyền, tư vấn phát triển về hợp tác xã:
Nghị quyết số 13 Hội nghị TW 5 (khóa IX) đã chỉ rõ: "Nhận thức về vị trí vai trò và tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể chưa thống nhất; việc tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và việc giải quyết mô hình hợp tác xã kiểu mới chưa được quan tâm đúng mức".
Thời gian gần đây, các hoạt động tuyên truyền tuy đãđược triển khai tích cực hơn nhưng phương thức, công cụ tuyên truyền cần được đổi mới. Đối tượng và phạm vi tuyên truyền chủ yếu chỉ mới tập trung cho cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội mà chưa mở rộng đến các nhóm đối tượng đông đảo trong xã hội, các tầng lớp dân cư, đặc biệt là những người lao động, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ... là những đối tượng rất có nhu cầu và khả năng phát triển thành các hợp tác xã.
- Xây dựng các mô hình hợp tác xãđể nhân rộng
Phát hiện các điển hình và xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới để tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng là cách làm hiệu quảđể nhanh chóng phát triển khu vực kinh tế hợp tác xãở nước ta. Với việc học tập trực tiếp tại các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hoạt động thành công, sáng lập viên, các hợp tác xã có cơ hội học hỏi, phát triển hợp tác xã mình.
- Đào tạo, bồi dưỡng đối với khu vực hợp tác xã
Đào tạo bồi dưỡng đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã.
+ Xây dựng chương trình, giáo trình quản lý hợp tác xã
+ Phát triển thể chếđào tạo, bồi dưỡng phù hợp điều kiện cơ chế thị trường. + Thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho hợp tác xã.
+ Đào tạo bồi dưỡng đối với hệ thống cán bộ quản lý Nhà nước về hợp tác xã từ Trung ương tới cấp xã.
+ Đào tạo đại học, cao đẳng chính quy về hợp tác xã. + Đào tạo nghề cho xã viên và người lao động hợp tác xã.