Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí Sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam (Trang 37)

II. Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Doanh

3. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

thành sản phẩm tại Công ty.

3.1. Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: thành sản phẩm:

Việc hoàn thiện kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đợc dựa trên các cơ sở sau:

- Chế độ kế toán xây lắp do Nhà nớc ban hành phù hợp với đặc điểm vận dụng của doanh nghiệp.

- Phù hợp với thông lệ, chuẩn mực chung. - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ.

- Biết vận dụng một cách khoa học của Hệ thống kế toán hiện hành và đa ra các giải pháp phù hợp.

- Hoàn thiện trên cơ sở chế độ kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm hiện hành, không phá vỡ cấu trúc của hệ thống kế toán và đảm bảo yêu cầu khả thi, tiết kiệm và hiệu quả.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.

Qua thời gian thực tập tại Công ty với tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu thực tế cộng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán, trên cơ sở những hiểu biết của mình, em đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

* ý kiến về chi phí nhân công trực tiếp:

Hiện Công ty hạch toán cả tiền lơng của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là cha hợp lý. Việc hạch toán nh vậy sẽ làm tăng khoản mục chi phí trực tiếp, giảm khoản mục chi phí chung dẫn đến tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất thay đổi.

* ý kiến về chi phí sử dụng máy thi công:

Để hạch toán chi phí máy thi công trong kỳ Công ty sử dụng TK 623 (6238- "Chi phí bằng tiền khác"). Hơn nữa, việc hạch toán TK 6238 không thật hợp lý, các chi phí bằng tiền khác bao gồm cả tiền điện thoại, điện, nớc, chi phí thuê ngoài máy thi công... theo em để đảm bảo tính khoa học và hợp lý, phù hợp với đơn vị thực hiện phơng pháp thi công

hỗn hợp. Công ty sử dụng các TK cấp 02 cho TK 623- "Chi phí sử dụng máy thi công" theo từng khoản mục chi phí nh đã đợc cài đặt trong phần mềm kế toán SAS mà Công ty đang áp dụng.

TK 6231 - Chi phí nhân công. TK 6232 - Chi phí vật liệu

TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác.

Theo đó, tiền lơng của nhân công điều khiển máy thi công sẽ đợc hạch toán vào TK 6231 - "Chi phí nhân công điều khiển máy thi công", các khoản chi phí điện nớc, điện thoại... sẽ đợc hạch toán vào TK6237-"Chi phí dịch vụ mua ngoài", các khoản chi phí về nguyên, nhiên vật liệu dùng cho hoạt động của máy thi công sẽ hạch toán vào TK 6232- "Chi phí vật liệu". Còn đối với các khoản chi phí máy thi công thuê ngoài Công ty nên hạch toán vào TK6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài nh vậy sẽ hợp lý hơn.

* ý kiến về các khoản trích theo lơng (BHXH, BHYT, KPCĐ)

Việc thực hiện trích các khoản trên theo quý và tính vào chi phí sản xuất chung (TK627) vào tháng cuối cùng của mỗi quý làm cho chi phí chung sẽ có xu hớng tăng vào tháng cuối quý, điều này sẽ làm ảnh hởng đến tỷ trọng của chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Để khắc phục vấn đề này Công ty nên lập kế hoạch trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quý sau đó phân bổ hợp lý cho các tháng trong quý và hàng tháng phân bổ cho các đối tợng chịu chi phí nhằm làm giảm sự biến động của khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm.

* ý kiến về chi phí sản xuất chung:

Hiện tại Công ty các chi phí nh: Tiền điện, tiền nớc, tiền điện thoại... đợc hạch toán vào TK 6278- "Chi phí bằng tiền khác" là cha hợp lý, để các yếu tố trong khoản mục chi phí sản xuất chung đợc phản ánh một cách chính xác tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí thì các chi phí này Công ty nên hạch toán vào TK 6277- " Chi phí dịch vụ mua ngoài".

* ý kiến về việc trích trớc tiền lơng của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép:

Để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, Công ty nên thực hiện trích trớc tiền lơng của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép vào chi phí sản xuất sản phẩm coi nh một khoản chi phí phải trả. Cụ thể việc trích trớc đợc thực hiện nh sau:

- Hàng tháng, khi thực hiện trích trớc tiền lơng của công nhân sản xuất nghỉ phép, kế toán ghi:

Nợ TK 622 - CPNCTT (Mức trích trớc tiền lơng)

Có TK 335-CP phải trả nghỉ phép của công nhân sản xuất)

Mức trích trớc tiền l- ơng phép kế hoạch =

Tiền lơng thực phải trả

cho CNTT trong tháng x Tỷ lệ trích trớc Tỷ lệ trích

trớc =

Tổng số lơng phép kế hoạch năm

của CN TT sản xuất x100

Tổng số lợng cơ bản kế hoạch năm của CN TT sản xuất

Trong kỳ, khi phát sinh thực tế phải trả về tiền lơng nghỉ phép, kế toán ghi:

Nợ TK 335-Chi phí phải trả

Có TK 334-Phải trả công nhân viên

Cuối kỳ, kế toán xử lý chênh lệch theo chế độ kế toán hiện hành.

* ý kiến về công tác tổ chức tập hợp chứng từ kế toán:

Do đặc điểm địa bàn hoạt động phân tán, vì vậy các chứng từ gửi về phòng kế toán đôi khi bị chậm, kế toán phải tiến hành sắp xếp số l ợng chứng từ khá lớn sau đó mới nhập dữ liệu vào máy. Nh vậy dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn thiếu sót, nhất là vào kỳ tiến độ thi công gấp rút, thi công nhiều CT với lợng chi phí tơng đối lớn. Để khắc phục tình trạng này, kế toán cần đôn đốc các đội tập hợp chứng từ kịp thời về phòng kế toán bằng các quy định mốc thời gian cụ thể (tối thiểu là 05 ngày, tối đa là 10 ngày).

* ý kiến về phơng pháp tính giá thành sản phẩm:

Thực tế là ngoài công việc xây dựng mới các CT, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các CT. Các hợp đồng này có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị khối lợng xây lắp nhỏ nên bên chủ đầu t thờng thanh toán một lần sau khi hợp đồng kết thúc. Nếu Công ty vẫn áp dụng phơng pháp trên để tính giá thành thì sẽ không thậy hợp lý. Công ty nên áp dụng thêm phơng pháp tình giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH). Ưu điểm của phơng pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành theo ĐĐH một cách chi tiết, chặt chẽ. Việc tính giá thành trở nên đơn giản và nhanh .

Trong nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh là một tất yếu, do đó các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết phát huy những khả năng tiềm tàng bên trong cũng nh khai thác tối đa những cơ hội mà lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể khai thác triệt để mọi tiềm năng của doanh nghiệp đó là công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Vì thông qua công tác kế toán, nhà quản trị có thể nắm bắt một cách chính xác nhất, nhanh nhất các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp từ đó có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn đã đợc đề cập đến trong chuyên đề này đã chứng minh lý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Dới góc độ là một sinh viên kế toán thực tập tại Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, giữa những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân góp phần làm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Mặc dù đã cố gắng hết mình, song do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu cha nhiều nên Chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy nên em rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán Công ty.

Hng Yên,ngày 05 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí Sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam (Trang 37)

w