công tác báo cáo ADR
3.2.6.1. Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện
Hiểu biết của nhân viên y tế về mẫu báo cáo ADR do Bộ Y tế ban hành và quy trình báo cáo ADR của bệnh viện được thể hiện trên hình 3.10.
Khoảng 70% nhân viên y tế biết đến mẫu báo cáo ADR do Bộ Y tế ban hành và biết đến quy trình báo cáo ADR hiện tại của bệnh viện. Tỉ lệ này thấp hơn ở bác sĩ (lần lượt là 55,6% và 52,8%) và cao hơn ở điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên (lần lượt là 69,1% và 74,8%). Trong số các nhân viên y tế biết đến quy trình báo cáo ADR của bệnh viện, số người cho rằng quy trình hiện tại hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống báo cáo ADR là 51,5%. Tuy nhiên, nếu tính riêng ở các đối tượng thì tỉ lệ này khá thấp ở dược sĩ (33,3%) và cao nhất ở bác sĩ (60,5%).
0 20 40 60 80 100 NVYT biết đến mẫu báo cáo ADR
do BYT quy định hiện hành
NVYT biết đến quy trình báo cáo ADR
tại bệnh viện
Quy trình hiện tại có hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống báo cáo ADR của bệnh
viện 55.6 52.8 60.5 88.9 66.7 33.3 69.1 74.8 56.9 Tỷ lệ % Bác sĩ Dược sĩ NVYT khác
Hình 3.10. Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện
3.2.6.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo ADR
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo ADR tại bệnh viện được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo ADR Tiêu chí Bác sĩ Dược sĩ NVYT khác Tổng n (72) % n (9) % n (246) % N (359) %
Nâng cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huấn
66 91,7 9 100 234 95,1 339
94,4
Phối hợp với dược sĩ lâm
sàng để hỗ trợ báo cáo ADR 67 93,1 9 100 212 86,2 317 88,3 Thiết lập cơ chế phản hồi có
hiệu quả 62 86,1 8 88,9 203 82,5 301 83,8
Xây dựng hệ thống văn bản
Phản hồi thông tin về ADR
đã báo cáo 68 94,4 9 100 226 91,9 332 92,5 Hầu hết các phương án giúp nâng cao hiệu quả công tác báo cáo ADR mà bộ câu hỏi đưa ra đều có tỷ lệ đồng ý khá cao (trên 70%). Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là biện pháp Nâng cao nhận thức của NVYT thông qua đào tạo và tập huấn
(94,4%). Hầu hết các nhân viên y tế đều mong muốn nhận được phản hồi thông tin
về ADR đã báo cáo (92,5%). Bên cạnh đó, một số bác sĩ và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ
thuật viên cho rằng việc thường xuyên cung cấp thông tin về thuốc hiện dùng cũng là biện pháp cần làm để nâng cao hiệu quả công tác báo cáo ADR.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Báo cáo ADR đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động giám sát sử dụng thuốc, góp phần đảm bảo an toàn thuốc trong bệnh viện. Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm đưa hoạt động báo cáo ADR trở thành hoạt động thường qui trong thực hành chuyên môn của nhân viên y tế trong bệnh viện [5], [7], [9]. Bắt đầu từ ngày 01/01/2010, tất cả các báo cáo ADR trên cả nước được gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Cũng trong thời gian này, bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã thực hiện một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động báo cáo ADR và thu được những kết quả tích cực, thể hiện qua số lượng báo cáo liên tục tăng. Tuy nhiên, để hoạt động theo dõi và giám sát ADR thực sự phát huy hiệu quả thì vấn đề chất lượng báo cáo ADR và nhận thức của nhân viên y tế cũng cần được quan tâm. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu chính: một là, phân tích tình hình báo cáo ADR của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương giai đoạn 2010 – 2014; hai là, khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại bệnh viện.