Những tiêu chuẩn về nhập khẩu

Một phần của tài liệu tiểu luận Phân tích môi trường vĩ mô của nước Úc và đề xuất phương thức xâm nhập cho sản phẩm tôm sú của Việt Nam (Trang 55)

Tiêu chuẩn về trọng lượng:

Trọng lượng phải >15g/con. Đối với những con tôm có trọng lượng <15g thì phải là tôm loại không đầu

Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải đảm bảo:

Tôm xuất khẩu nguyên liệu phải là tôm không bị bệnh hoặc trong diện nghi ngờ bệnh và được thu hoạch sớm

Tôm phải được kiểm tra, xử lý, kiểm định, phân loại dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền

Ngoài ra, sản phẩm còn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Tôm nguyên liệu, không đầu, không vỏ, khi đóng gói phải ghi trên bao bì là “for human consumption only- not to be used as bait or feed for aquatic animals”

Đối với tôm nguyên liệu thì phải đảm bảo trọng lượng mỗi con >15g và bao bì phải thể hiện được sự phân loại về trọng lượng của mỗi loại khác nhau

Giấy chứng nhận phải thể hiện trên giấy tờ và có ký, đóng dấu giáp lai ở mỗi trang bởi cơ quan có thẩm quyền

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG TÔM TẠI TRƯỜNG

AUSTRALIA – THÁI LAN

1 Sản phẩm

Australia là thị trường ưu tiên thứ 2, sau các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 3% sản lượng tôm xuất khẩu của Thái lan. Tại Australia, giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan chiếm đến 27% thị phần, trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Australia, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 4 với 11%.

Xét giai đoạn 2005 – 2010, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Thái Lan vào Australia có những biến động khá lớn trong giai đoạn 2005 – 2007 sau đó ổn định dần từ 2008 đến nay. Giai đoạn 2005 – 2007 thể hiện sự thay đổi vị trí khá rõ ràng giữa mặt hàng tôm đông lạnh với các sản phẩm tôm chế biến. Năm 2006 đánh dấu sự tăng vọt của lượng tôm xuất khẩu vào Australia của Thái Lan, từ 10.233 tấn (2005) lên 15.792 tấn (2006). Nguyên nhân của hiện tượng này bắt đầu từ sự mất giá của đồng USD do khủng hoảng tài chính của Mỹ cũng như việc nước này áp các loại thuế chống phá giá cho các nước xuất khẩu, thêm vào đó là hàng loạt các hàng rào thuế quan và yêu cầu chất lượng gắt gao từ EU đã làm cho các nước xuất khẩu tôm, đặc biệt là Thái Lan, bắt đầu tìm kiếm và đầu tư vào các thị trường mới, dễ tính và tiềm năng hơn. Hơn nữa, còn phải kể đến việc hiệp ước thương mại tự do (TAFTA) giữaThái Lan và Australia có hiệu lực vào năm 2005, Australia đã đưa tôm vào một trong các mặt hàng ưu tiên nhập

khẩu cho Thái Lan.Cũng trong năm này, sản lượng tôm chế biến tăng vọt ( 300% ) so với năm 2005, trong khi đó sản lượng tôm đông lạnh lại giảm mạnh ( 50% ) làm cho lượng tôm đông lạnh từ gấp 1/3 trở nên nhỏ hơn đến 4 lần so với tôm chế biến. Năm 2007, lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan lại trượt mạnh gần 50% so với năm 2006 do việc Mỹ bắt đầu gia tăng trở lại lượng tôm nhập từ Thái Lan. Nhu cầu về lượng tôm chế biến của các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan như Mỹ, Nhật, EU khiến cho lượng tôm chế biến xuất sang Australia giảm mạnh ( 75% ). Thay vào đó, lượng tôm đông lạnh tăng nhẹ lên gần 10%.

Sau khi tiếp tục giảm vào năm 2008, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, thị trường tôm Thái Lan xuất sang Australia đã bắt đầu ổn định trở lại với xu hướng tăng và sản lượng vượt trội của tôm chế biến so với tôm đông lạnh.

Về mặt chất lượng, mặt hàng tôm của Thái lan được đánh giá là đáng tin cậy nhất thế giới với hang loạt các tiêu chuẩn cũng như quá trình kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường hết sức chặt chẽ của chính phủ trước khi xuất ra thế giới. Năm 2003 khi EU thắt chặt các yêu cầu về hàn lượng thuốc trong tôm, Thái Lan đã có những thay đổi lớn về chủng loại cũng như nghiêm khắc hơn trong quy trình kiểm soát chất lượng nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Sự thay đổi của Chính Phủ về vấn đề này phải kể đến việc Sở Thủy sản Thái Lan đã ban hành các chứng chỉ GAP, CoC về kiểm soát chất lượng nuôi trồng cũng như chế biến tôm. Về phía ngư dân, do lo sợ các loại dịch bệnh đối với giống tôm sú, đã chuyển sang nuôi trồng tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) với ưu điểm chống bệnh tốt, cho nhiều thịt hơn tôm sú (P.monodon) , kích cỡ đồng đều thuận tiện hơn cho việc đóng gói và sống tốt trong nhiều loại môi trường khác nhau. Thị phần của loại tôm này tăng mạnh và chiếm đến 90% lượng tôm tại Thái lan chỉ sau một năm (2004). Theo ông Somsak Panitatayasai, Chủ tịch hiệp hội tôm Thái Lan thì sản phẩm chủ đạo của Thái Lan hiện tại là giống tôm thẻ chân trắng này.

Sản lượng tôm sú và tôm thẻ của Thailand

Application form Info/Guidelines

Coastal Aquaculture Center Provincial Fisheries Office

Apply Corrective Action

Quy trình xin cấp các chứng nhận quốc tế của các trại tôm tại Thailand Man ual re vie w Farmer Renewal Surveillance Suspend/Withdrawal

Quá trình kiểm soát chất lượng của Thái lan bắt đầu tại trại nuôi tôm, với sự tham gia của Sở Thủy sản (DOF) và Sở môi trường công nghiệp (DIW) . DOF đóng vai trò kiểm tra việc sử dụng kháng sinh, dư lượng hóa chất và quản lý môi trường trong khi DIW kiểm soát môi trường nuôi trồng từ 1- 12 lần một năm và thu thập báo cáo hang tháng của ngư dân . Đối với sản phẩm thô chưa qua chế biến, DOF sẽ kiểm tra các yêu cầu GAP (Good Aquaculture Practice) và CoC (Code of Conduct for Responsible Shrimp Aquaculture) và cấp chứng nhận cho các trại đạt tiêu chuẩn này.

Theo thống kê cho đến năm 2007, số lượng các trại nuôi trồng tôm đạt được hai chứng chỉ này đã lên đến hơn 40,000 trại so với 221 trại năm 2003.

Tại các xưởng chế biến, DOF và Cục quản lý thuốc và thực phẩm cùng tham gia vào việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm của tôm thành phẩm. Quá trình chế biến bắt đầu từ công đoạn kiểm tra ngẫu nhiên mẫu sản phẩm, nguyên liệu, vệ sinh thực phẩm và quá việc xử lý nước thải. Sau đó, trong công đoạn cân, thử và phân loại, các thông tin về xử lý nước thải và vệ sinh dụng cụ chế biến được thu thập và gửi lên DOF. Khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận HACCP từ DOFvà chứng nhận GMP từ Cục quản lý thuốc và thực phẩm về chất lượng và an toàn thực phẩm (dựa trên tiêu chuẩn thế giới về sản phẩm chế biến từ nông nghiệp), sau đó thành phẩm mới được đông lạnh và đưa đi đóng gói chờ xuất khẩu.

Non co nfo mity

Supplier/Importer of Feed, other farm inputs

Records/ Documents Traceability system MD FMD MD Hệ thống Traceability trong ngành công nghiệp tôm Thailand

http://www.thaitraceshrimp.com

Ngoài ra, việc xu hướng thế giới đang quan tâm đến không chỉ chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn về nguồn gốc suất xứ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và bò điên cũng được Thái Lan đáp ứng bằng hệ thống theo dõi “Thai trace-shrimp” dựa trên các thông tin từ trại nuôi trồng và xưởng chế biến. Năm ngày trước khi thu hoạch tôm, trại phải báo cho DOF các thông tin về ngày tháng thu hoạch cũng như các chỉ số đảm bảo chất lượng (QA control), các xưởng sản xuất mua trực tiến từ ngư dân cũng phải cung cấp các thông tin này. Từ đó, khi có bất kì một vấn đề về chất lượng nào, chính phủ Thái cũng có thể truy ra lô hàng, ngày sản xuất, xưởng chế biến cũng như trại nuôi trồng của sản phẩm.

Song song với việc kiểm soát về mặt chất lượng, Thái Lan còn chú trọng đến việc phát triển các ngành phụ trợ như công nghiệp đông lạnh và đóng gói, thức ăn chăn nuôi, logistic, R&D…

Tuy còn gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc nuôi trồng tôm như số lượng và chất lượng tôm giống không ổn định do phải phụ thuộc vào đánh bắt trên biển, diện tích canh tác hạn chế với khoảng 500.000 rai bờ biển, nguồn cung thực phẩm chăn nuôi còn ít cũng như vấn đề yếu kém trong khâu R&D do không nhận được nhiều hỗ trợ từ các định chế tài chính trong nước…Nhưng tất cả các yếu tố kiểm soát chất lượng kể trên đã góp phần tạo nên một thương hiệu tôm Thái lan vô cùng vững mạnh trên thị trường thế giới với các chứng nhận của FDA (US), “Best Aquaculture Practice” của Global Aquaculture Alliance (US), ISO-9001, ISO-14001, International Food Standards, British Retailer Consortium, OHSAS/TIS 18001…

Một phần của tài liệu tiểu luận Phân tích môi trường vĩ mô của nước Úc và đề xuất phương thức xâm nhập cho sản phẩm tôm sú của Việt Nam (Trang 55)

w