Đây là một nguồn năng lượng khá hấp dẫn với nhiều ích lợi to lớn cho môi trường . - Năng lượng sinh khối có thể tái sinh được.
- Năng lướng inh khối tận dụng chất thải làm nhiên liệu. Do đó nó vừa làm giảm lượng rác vừa biến chất thải thành sản phẩm hữu ích.
Đốt sinh khối cũng thải ra CO2 nhưng mức S và tro thấp hơn đáng kể so với việc đốt than bitum. Ta cũng có thể cân bằng lượng CO2 thải vào khí quyển nhờ trồng cây xanh hấp thụ chúng. Vì vậy, sinh khối lại được tái tạo thay thế cho sinh khối đã sử dụng nên cuối cùng không làm tăng CO2 trong khí quyển.
- Các nhiên liệu sinh học không độc hại và có thể được phân hủy dễ dàng, mỗi gallon nhiên liệu sinh hoc được sử dụng giúp giảm sự nguy hại của sự rò rỉ các sản phẩm dầu mỏ đôc hại từ các thùng chứa dầu và các ống dẫn bị rò. Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu sinh học giảm thiểu các mối nguy hại ô nhiễm nguồn nước ngầm từ các thùng chứa xăng ngầm, và nguy cơ cạn kiệt dầu động cơ và nhiên liệu cho xe cộ. Các phương tiện vận chuyển thải ra khi CO2, một loại khí góp phần gây ra sự nóng dần lên toàn cầu. Việc đốt cháy các nhiên liệu sinh học cũng thải ra khi CO2, tuy nhiên nhiên liêu sinh học đươc tạo ra từ cây cối trước đó hấp thu chính lượng khí CO2 trong không khí cho cây phát triển, giúp cân bằng lượng khí CO2 trong không khí. Khí CO2 được thải ra khi sinh khối được chuyển thành nhiên liệu sinh học và được đốt cháy trong các xe tải hoặc các động cơ di chuyển tự động. Lượng khí CO2
này lại được hấp thu trở lại khi các nguồn sinh khối mới được trồng nhằm sản xuất thêm nhiên liệu sinh học. Phụ thuộc vào bao nhiêu năng lượng hóa tạch được dùng cho nuôi trồng và chế biến sinh khối, lượng khí thải nhà kính có thể được giảm
thiểu. Các hệ thống dùng bắp hiện đại, năng suất cao sinh ra năng lượng khá lớn, tuy nhiên lượng khí thải nhà kính trong sản xuất ethanol từ bắp vẫn vào khoàng 20%. Sản xuất dầu diesel sinh khối từ đậu nành giảm lượng khí thải đến 80%. Sản xuất ethanol từ các chất liệu cellulose cũng sinh ra điện năng trong quá trình đốt chất lignin không thể lên men. Kết hợp giảm thiểu sử dụng gasoline và sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch có thể giảm hơn 100% lượng khí thải nhà kính.
- Điện sinh khối thường được tạo ra thông qua các nhà máy dùng nồi nấu sôi/ turbine hơi nước. Tuy nhiên có ba sự khác biệt: nhiên liệu có thể tái tạo, thành phần sulfur trong nhiên kiệu sinh khối thấp hơn 0,1% và sinh ra ít chất ô nhiễm không khí. Các lợi ích khác về môi trường của điện sinh khối bao gồm:
+ Giảm lượng khí thải sulfur dioxide: Hầu hết các dạng sinh khối có lượng lưu hùynh rất nhỏ, do đó các nhà máy điện sinh khối thải ra rất ít khí SO2, một tác nhân của mưa axit. Tuy nhiên, than đá có tới 5% SO2. Sinh khối kết hợp với than đá có thể giảm thiểu một cách đáng kể lượng khí thải SO2 của các nhà máy điện so với các hệ thống chỉ sử dụng mỗi than đá.
+ Giảm lượng khí thải Nitrogen Oxide (NO): Các lần thử nghiệm gần đây ở các nhà máy điện sử dụng kết hợp sinh khối và than đá ở Mỹ cho thấy rằng có thể cắt giảm lượng NOx thải ra so với các nhà máy chỉ sử dụng than đá. Với sự điều chỉnh hợp lý và cẩn thận của quá trình đốt cháy, lượng NOx giảm đi 2 lần so với lượng sinh khối cần dùng để cung cấp nhiệt cho hệ thống.
+ Giảm thải lượng cacbon: Cây hấp thu CO2 trong chu kỳ tăng trưởng trong khi điều chỉnh trong một chu kỳ vững bền, giống như việc trồng các cây giống cây năng lượng hoặc tái trồng các khu vực đã thu hoạch. Các nhà máy điện sinh khối có thể đươc xem như là một cách để tái sinh carbon. Do đó, các nhà máy điện sinh khối là các hệ thống cân bằng lượng cacbon (không sinh ra cacbon).
+ Giảm thiểu các lượng chất thải khác: Các bãi chôn lấp sản sinh khí mêtan từ các vật chất sinh khối bị phân hủy. Chất thải đông vật bị phân hủy, chúng có thể được hấp thu vào đất hoặc không được che đậy trong các hố cũng tạo ra khí me tan. Mêtan, là một trong các khí chính của khí thiên nhiên, thường được thải trực tiếp vào không khí, nhưng nó có thể được thu hồi và sử dụng như một dạng nhiên liệu cho việc sản xuất điện và nhiệt.
+ Giảm các mùi hôi thối: Việc sử dụng phân đông vật và khí sinh ra ở các bãi chôn lấp trong sản xuất điện năng có thể giảm các mùi hôi thối ở các bãi rác.
+ Các lợi ích môi trường của các sản phẩm từ sinh khối: Nhiều sản phẩm được làm từ dầu mỏ có thể được làm từ sinh khối tái sinh. Các phân tử chủ yếu trong dầu mỏ là hydrocarbon. Trong các nguồn sinh khối, các phân tử chủ yếu là carbohydrates, proteins, và dầu thực vật. Các phân tử của cả cây và dầu mỏ có thể được chế biến để tạo ra các chất xây dựng trong công nghiệp nhằm sản xuất các sản phẩm đa dạng, bao gồm nhựa, dung môi, sơn, chất kết dính và thuốc.
Như vậy, phát triển năng lượng sinh khối làm giảm sự biến đổi khí hậu theo hướng bất lợi, giảm hiện tượng mưa axit, giảm sức ép về bãi chôn lấp v..v...