Nhà nớc cần sớm ban hành các quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. (Trang 26 - 27)

tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ.

Hoạt động kiểm toán nội bộ cũng nh các hoạt động khác chỉ có thể thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trên cơ sở có một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và phù hợp. Về lâu dài, hoạt động kiểm toán nội bộ phải đợc quy định trong văn bản Luật để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức cũng nh phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam. Nhà nớc ta cần phải chi phối, hình thành quy chế kiểm toán, tạo môi trờng cho kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả, vì Nhà nớc vừa là cơ quan quản lý chức năng vừa là chủ sở hữu tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nớc và các đơn vị thụ hởng Ngân sách Nhà nớc. Do đó, Nhà nớc cần khẩn trơng nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý để quy định rõ các nội dung nh: chức năng, nhiệm vụ, ph- ơng pháp luận của kiểm toán nội bộ; tiêu chuẩn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ; tiêu chuẩn và vị trí của kiểm toán viên nội bộ và mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và Ban Giám đốc cũng nh nội kiểm và ngoại kiểm.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, Nhà nớc có thể công nhận có chọn lọc một số chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. Đây là giải pháp mà Malaysia đã lựa chọn. Theo cách này, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc Malaysia chuyển tải gần nh đầy đủ, ở mỗi chuẩn mực (ISA) đợc thêm vào một phần mở đầu nêu rõ cách thức áp dụng và phạm vi điều chỉnh chuẩn mực. Những chuẩn mực khác biệt và không thích ứng với đặc điểm nền kinh tế thì Malaysia không áp dụng.

Mặt khác, Nhà nớc cần nhanh chóng tháo gỡ những vớng mắc về kiểm toán nội bộ trong các văn bản đã ban hành. Chẳng hạn, việc nhất quán giữa các văn bản pháp lý khi quy định đối tợng chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính: Theo Pháp lệnh kế toán thống kê, Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nớc, Điều lệ kế toán trởng thì đó là: “thủ trởng và kế toán trởng”; trong Luật doanh nghiệp Nhà nớc là “doanh nghiệp”; trong Nghị định 59/CP là: “Hội đồng quản trị và giám đốc” và theo Thông t 73/TC/TCDN thì đó là “ngời lập và ngời ký”; vậy ai là ngời chịu trách nhiệm cuối cùng về số liệu của doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm gì trong việc này? Hoặc việc phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa kế toán trởng và kiểm toán viên nội bộ, “ai chỉ đạo ai? Ai kiểm tra ai?” cũng cần đợc làm sáng tỏ.

Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản về kiểm toán nội bộ, điều này đã phần nào đáp ứng đợc nhu cầu về cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thành lập và vận hành bộ máy kiểm toán nội bộ. Nhng theo ý kiến cá nhân, tôi thấy rằng tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ nh trong Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Quyết định 832/QĐ/BTC/CĐKT còn một số điểm cha thỏa đáng. Bởi lẽ, kiểm toán viên theo quy chế này phải có bằng Đại học hoặc trung học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh trong khi đó nh ở phần lý luận chung ta thấy rằng lĩnh vực hoạt động chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động chứ không phải là kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Nhà nớc có bộ máy kiểm toán nội bộ nh Tổng Công ty Xây

dựng Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Hà nội, Tổng Công ty xi măng Việt Nam... đều chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, nên quy định này dờng nh không có gì mâu thuẫn nhng có thể thấy rằng quy chế này mới chỉ mang tính chất giải quyết tình thế mà thôi. Rõ ràng trong tơng lai gần khi mà quy mô và độ phức tạp trong quản lý ở các doanh nghiệp tăng lên, nhà quản lý sẽ có yêu cầu mở rộng phạm vi kiểm toán ngoài lĩnh vực tài chính kế toán, do đó các chuyên viên kỹ thuật cũng rất cần. ở các nớc khi tuyển chọn kiểm toán viên ngời ta căn cứ vào loại công việc thực hiện của bộ phận kiểm toán nội bộ: kiểm toán hoạt động hay kiểm toán tài chính. Nếu chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp đòi hỏi ngời phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ phải có bằng đại học chuyên ngành kế toán, tài chính; có chứng chỉ kiểm toán viên; có 4 -5 năm kinh nghiệm chuyên môn với t cách là trợ lý trong một bộ phận kiểm toán hay với t cách kiểm toán viên độc lập; ít nhất có 2 ngoại ngữ. Nếu chủ yếu là kiểm toán hoạt động thì các kiểm toán viên phải hiểu biết tốt về kỹ thuật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, một Công ty về thực phẩm có thể sử dụng một kỹ s thực phẩm cho học một năm về tài chính kế toán để làm kiểm toán.

Hơn nữa, ngời đợc tuyển chọn làm kiểm toán viên phải thực tế đã công tác trong lĩnh quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi đợc giao nhiệm vụ kiểm toán viên. Điều này cũng hạn chế phẩn nào tới việc tuyển chọn kiểm toán viên nội bộ bên ngoài. Chăng hạn một Tổng Công ty lớn có thể tuyển một kiểm toán viên độc lập có kinh nghiệm hoặc cán bộ đã có kinh nghiệm làm kiểm toán viên nội bộ thì liệu yêu cầu có còn phù hợp nữa không?

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w