25
Hệ thống phần mềm được cài đặt trên mạng Intranet/Internet của Tập đoàn, sử dụng nền tảng kỹ thuật hạ tầng mạng LAN/WAN của Tập đoàn.
Cán bộ nghiệp vụ tại Trung tâm Thông tin truy cập vào phần mềm kết nối với hạ tầng mạng WAN của Tập đoàn để quản lý và cập nhật dữ liệu.
Người dùng thuộc các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn sử dụng mạng WAN hoặc mạng Internet đều có thể truy cập tra cứu vào xem thông tin.
Mô hình hạ tầng kỹ thuật như sau:
Web Server Application Server Người dùng Database Server Hạ tầng EVN đã có Active Directory MS Exchange server EVN WAN/ INTERNET Backup Hình 2.5. Mô hình hạ tầng kĩ thuật
Yêu cầu về phần cứng, phần mềm của Web Server/Application Server
- Yêu cầu tối thiểu về phần cứng
o Processor: 64-bit; 4 core; tối thiểu 2,5GHz.
o RAM: mức đề nghị tối thiểu 8GB (vì lượng dữ liệu vô cùng lớn) .
o Dung lượng trống của ổ cứng: tối thiểu 2TB. (1Tb(Terabyte) =1024Gb) - Yêu cầu tối thiểu về phần mềm
o Phiên bản Windows Server 2008 hoặc Windows Server 2003
26
Web Server (IIS)
IIS (Internet Information Services) là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên nền hệ điều hành window nhằm cung cấp và phân tán các thông tin trên mạng, nó bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP Server …..
Application Server
Microsoft .NET Framework 3.5 SP1
Yêu cầu về phần cứng, phần mềm ở Database Server
- Yêu cầu tối thiểu về phần cứng
o Processor: 64-bit; dual processor; 3GHz.
o RAM: mức đề nghị từ 8 – 16 GB. 8 GB RAM đối với
Nhỏ hơn 40 GB content database. Nhở hơn 15 content database Nhỏ hơn 800 user
Nhỏ hơn 175 kết nối đồng thời - Yêu cầu về phần mềm
o Hệ điều hành Windows Server 2008 hoặc Windows Server 2003
o .NET Framework 3.5 SP1
o SQL Server Native Client
o SQL Server Setup (Phiên bản Microsoft SQL Server 2008 hoặc Microsoft SQL Server 2003)
27
PHẦN 3. ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM TỪ ĐIỂN KĨ THUẬT ĐIỆN
ANH – VIỆT TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu về EVN
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ- TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ- CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:
Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY. - Tên gọi tắt: EVN.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
28
nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).
Địa chỉ liên hệ:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Trụ sở chính: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Website: http://www.evn.com.vn
3.2. Tổng quan về Trung tâm CNTT (EVNIT) Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức
Hiện nay EVNIT có ban giám đốc và 14 phòng chức năng:
29
Chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
- Tư vấn khảo sát , quản lí dự án các công trình Công nghệ thông tin - Xây lắp, bảo dưỡng các công trình Công nghệ thông tin
- Kinh doanh cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (trong nước và quốc tế) - Sản xuất, kinh doanh các thiết bị đo lường từ xa, điện tử chuyên dụng
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp thiết bị , vật tư, sản phẩm hàng hóa - Sản xuất kinh doanh các thiết bị điện, điện tử
- Cung cấp các dịch vụ ứng dụng internet trong bưu chính, viễn thông, cung cấp nội dung thông tin trên internet, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, tư vấn, đào tạo) trong và ngoài nước.
- Kinh doanh cung cấp các dịch vụ hội nghị, truyền hình. - Kinh doanh các dịch vụ truyền thông , quảng cáo. - Tư vấn xây dựng (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề).
- Xây dựng, tư vấn và lắp đặt các công trình điện tử, tự động hóa. Qua quá trình phát triển và trưởng thành, EVNIT đã có chỗ đứng tương đối và là đơn vị đóng góp lớn phục vụ sự phát triển của ngành trong lĩnh vực số hóa, thông tin. Hiện nay, Trung tâm Công nghệ thông tin (EVNIT) cũng đang đảm trách nhiệm vụ lớn lao là vận hành và bảo trì các trang web của Tập đoàn, phục vụ nhu cầu thông tin cho các đơn vị của Tập đoàn qua các trang tin điện tử.
3.3. Ứng dụng từ điển KTĐ A-V trong EVN 3.3.1. Mục tiêu 3.3.1. Mục tiêu
- Tích hợp và phân quyền trên trang Web CSDL ngành Điện.
- Cung cấp công cụ cho phép cập nhật bổ sung các dữ liệu từ điển mới; hiệu chỉnh nội dung bản dịch nghĩa, cho phép tag và tạo nhanh danh sách tra cứu từ điển.
- Cung cấp Tool tìm kiếm Search Engine cho phép tạo index và tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm.
3.3.2. Phạm vi triển khai phần mềm
- Tích hợp lên trang Web CSDL ngành Điện. - Triển khai trong toàn mạng WAN EVN
30
- Bổ sung thêm module quản lý, phân quyền theo tài khoản AD (Active Directory) của EVN và các account đã được cấp phát trong trang Web CSDL ngành Điện. Account AD chỉ áp dụng với các đơn vị có sử dụng hệ thống phân quyền tập trung của EVN (ví dụ cơ quan Tập đoàn, Trung tâm CNTT, …).
- Hệ thống trang Web tra cứu từ điển Kỹ thuật điện Anh – Việt được tích hợp vào trang Web CSDL ngành Điện.
3.3.3. Đối tượng sử dụng
Đối tượng cung cấp và cập nhật thông tin
Trung tâm công nghệ thông tin (Tên tiếng anh : Information Technology Centre of Vietnam Electricity-EVN.IT).
Địa chỉ: Tầng 16,17,18 Tòa nhà EVN 11 Cửa Bắc, Quận Ba Đình, Hà Nội Trung tâm CNTT có nhiệm vụ cung cấp và vận hành các hệ thống thông tin cho cơ quan Tập đoàn điện lực Việt nam, các đơn vị trong Ngành điện lực Việt Nam trên toàn quốc, và các khách hàng ngoài ngành.
Qua quá trình phát triển và trưởng thành, EVNIT đã có chỗ đứng tương đối và là đơn vị đóng góp lớn phục vụ sự phát triển của ngành trong lĩnh vực số hóa, thông tin.
Hiện nay, Trung tâm Công nghệ thông tin (EVNIT) cũng đang đảm trách nhiệm vụ lớn lao là vận hành và bảo trì các trang web của Tập đoàn, phục vụ nhu cầu thông tin cho các đơn vị của Tập đoàn qua các trang tin điện tử.
Với đội ngũ nhân viên trẻ, có kiến thức và hoài bão, mục tiêu của EVNIT là: Xây dựng EVNIT thành đơn vị có một thương hiệu mạnh được đánh giá cao về mọi mặt . Tạo niềm tin và không ngừng nâng cao vị thế của EVNIT đối với cơ quan Nhà nước, các đối tác và khách hàng “đến với EVNIT luôn tìm thấy sự tin cậy, thỏa mãn và thành công”. Cung cấp sản phẩm CNTT chất lượng cao với giá cạnh tranh, nhiều chính sách ưu đãi và dịch vụ tốt nhất. Phát triển đội ngũ quản lý và nhân viên có năng lực, đạo đức, tinh thần đồng đội.
Ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến trong việc phát triển các sản phẩm CNTT đạt chất lượng cao làm thỏa mãn khách hàng một cách cao nhất. Với những nỗ lực như vậy, EVNIT đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng chính phủ, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các giải thưởng về phần mềm.
Đối tượng khai thác thông tin trên hệ thống
31
- Các đơn vị trong EVN (có kết nối mạng WAN);
- Về mặc định khi truy nhập địa chỉ cổng thông tin nội bộ, các cán bộ Lãnh đạo và CBNV đều có được truy cập và tra cứu từ điển trên hệ thống. Đối với các chức năng cập nhật dữ liệu hoặc các dữ liệu quan trọng yêu cầu người dùng phải được cấp quyền theo quy định của chương trình.
Yêu cầu đối tối thiểu với người sử dụng; chẳng hạn: Người sử dụng phải biết sử dụng máy vi tính, có kiến thức cơ bản về tin học có các kĩ năng về xử lí ảnh ( mức cơ bản) và có hiểu biết về HTML + CSS.
Nếu là người quản trị nội dung và hệ thống cần có tài khoản được phân quyền quản trị.
3.4. Phương án thiết kế các chức năng của phần mềm 3.4.1. Chức năng tra cứu từ điển 3.4.1. Chức năng tra cứu từ điển
Tra cứu là chức năng quan trọng nhất của hệ thống từ điển đa ngữ của chúng ta. Quá trình tra cứu là quá trình diễn ra từ khi nhập pattern cần tra cứu đến khi hiển thị các thông tin của pattern đó. Các thông tin bao gồm: các nghĩa(chính xác là thể hiện các nghĩa trong ngôn ngữ mà pattern thuộc về), các ví dụ của pattern tương ứng với nghĩa(có thể có nhiều hoặc không có), các từ đồng nghĩa, các từ quan hệ theo các quan hệ đã được định nghĩa trong hệ thống.
32 Bắt đầu Nhập Pattern, LanguageSource và LanguageTarget
Kiểm tra sự tồn tại của PatternId
Kết thúc
Lấy danh sách các Phrase của
PatternId
Kiểm tra số lượng Phrase Lấy danh sách các SenseId Láy danh sách các Explain(giải thích và ví dụ) Lấy danh sách các SenseId của các Pattern đồng nghĩa Lấy danh sách các SenseId có quan hệ với SenseId của Pattern Lấy danh sách các PatternId đồng nghĩa Lấy danh sách các PatternId có quan hệ tương ứng Lấy danh sách các Pattern đồng nghĩa Lấy danh sách các PatternId có quan hệ tương ứng Kết thúc
Hình 3.1. Giải thuật tra cứu
Khi có pattern nhập vào, quá trình tra cứu bao gồm các bước:
Nhập pattern cần tra, lựa chọn ngôn ngữ đầu vào hoặc không lựa chọn(ngôn ngữ nguồn), lựa chọn ngôn ngữ giải thích cho pattern đó(ngôn ngữ đích).
Bước 1: Kiểm tra pattern có tồn tại trong bảng tblPattern hay không.
Nếu không tồn tại kết thúc và thông báo cho người dùng. Nếu tồn tại, lấy PatternId và chuyển sang bước 2.
Bước 2: Với PatternId đã xác định, truy vấn vào tblPhrase để lấy các phrase của
PatternId đó trong ngôn ngữ đã chọn. Kết quả cho ta là một tập các phrase của PatternId. Tập phrase này có thể rỗng hoặc không rỗng.
Nếu tập phrase rỗng, quá trình tra cứu kết thúc.
Nếu phrase khác rỗng, ta sẽ lấy được danh sách các nghĩa mà pattern thuộc về mà cụ thể ở đây là danh sách các SenseId. Và chuyển sang bước 3.
33
nghĩa, các ví dụ(trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích)
Truy vấn vào tblExplain, với mỗi SenseId trong danh sách, kết hợp với LanguageId ta lấy bản ghi tương ứng và lấy các thôn tin cần thiết.
Việc lấy thông tin thực hiện với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Ở đây ngôn ngữ nguồn có thể có nhiều hơn 1.
Bước 4: Lấy các từ đồng nghĩa với Pattern cần tra cứu trong ngôn ngữ đích.
Với mỗi SenseId ta truy vấn vào tblphrase để lấy các phrase cùng SenseId trong ngôn ngữ đích(cùng LanguageId của ngôn ngữ đích). Ta sẽ có một tập các phrase và lấy được một tập các PatternId
Từ tập PatternId , truy vấn vào tblPattern để lấy danh sách các Pattern đồng nghĩa(tập này có thể rỗng)
Bước 5: Xác định các Pattern khác có quan hệ của Pattern
Sử dụng tập các SenseId của Pattern đã xác định ở bước 2, truy vấn vào tblRelation để xác định các bản ghi chứa SenseId. Từ các bản ghi này ta lấy được tập các quan hệ, và tập các SenseId quan hệ tương ứng.
Với tập các SenseId quan hệ của mỗi SenseId trong tập SenseId của Pattern ta truy vấn tương tự như bước 4 để lấy các từ đồng nghĩa
Bước này thực hiện với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích Quá trình truy vấn đề đây kết thúc
Bước 6: Sắp xếp các Pattern quan hệ theo nhóm
Quá trình tra cứu kết thúc!
3.4.2. Bổ sung nghĩa
Bổ sung nghĩa có thể hiểu theo hai hướng khác nhau:
Bổ sung nghĩa hoàn toàn mới, tức là chưa có một pattern nào mang nghĩa đó Bổ sung thể hiện của nghĩa đã tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể
Trường hợp thứ nhất ít xảy ra do các nghĩa trong tiếng Anh đã được xem như khá đầy đủ.
Trường hợp thứ hai sẽ được đề cập chi tiết. Bổ sung nghĩa hay bổ sung thể hiện của nghĩa đã có trong một ngôn ngữ cụ thể. Thể hiện của nghĩa sẽ bao gồm giải thích và các ví dụ(Content và Example). Việc bổ sung Content và Example có thể thực hiện riêng lẻ hoặc đồng thời.
34
Sơ đồ thuật toán :
Bắt đầu
Nhập Content và
Example
Kiểm tra sự tồn tại ExplainId Không Chèn vào tblExplain Cập nhật bản ghi đã tồn tại trong tblExplain Tồn tại Kết thúc
35
Trong sơ đồ thuật toán, Content và Example được đặt chung là Explain. Việc bổ sung nghĩa thực hiện qua các bước:
Bước 1: Nhập Explain tương ứng với SenseId cần bổ sung, chọn ngôn ngữ hiện
thị của SenseId
Bước 2: Với cặp SenseId và LanguageId ta truy cập vào tblExplain để tìm kiếm
bản ghi chứa cặp giá trị tương ứng này. Có hai trường hợp xảy ra:
Chưa tồn tại bản ghi chứa bộ hai giá trị SenseId và LanguageId, và quá trình bổ sung ta chỉ việc tạo ra một ExplainId mới và chèn vào tblExplain mà không cần quan tâm một vấn đề nào khác.
Tồn tại bản ghi chứa bộ giá trị SenseId và LanguageId, quá trình bổ sung không cần tạo ExplainId mới nhưng cần kiểm tra các trường Content và Example:
Content nếu đã có thì không thể bổ sung thêm Exmple đã có thì nối thêm vào trường này
Nếu cả hai trường Content và Example chưa có, việc bổ sung chỉ là câu lệnh bình thường
Kết thúc quá trình bổ sung nghĩa trong hệ thống từ điển đa ngữ.
3.4.3. Module bổ sung từ