Những yêucầu đối với thiết bị bảo vệ hệ thống điện

Một phần của tài liệu Đồ án bảo vệ rơle cho trạm biến áp và đường dây (Trang 47)

Để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ quan trọng của mình, thiết bị bảo vệ phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau đây: tin cậy, chọn lọc, tác động nhanh và độ nhạy.

1. Tin cậy: là tính năng đảm bảo cho thiết bị bảo vệ làm việc đúng, chắc chắn.

Người ta phân biệt :

Độ tin cậy khi tác động: (dependability) được định nghĩa như “mức độ chắc chắn rằng rơle hoặc hệ thống rơle sẽ tác động đúng”.

Độ tin cậy không tác động: (security) “mức độ chắc chắn rằng rơle hoặc hệ thống rơle sẽ không làm việc sai”.

Nói cách khác, độ tin cậy khi tác động là khả năng bảo vệ làm việc đúng khi có sự cố xảy ra trong phạm vi đã được xác định trong nhiệm vụ bảo vệ, còn độ tin cậy không tác động là khả năng tránh làm việc nhầm ở chế độ vận hành bình thường hoặc sự cố xảy ra ngoài phạm vi bảo vệ đã được quy định.

2. Chọn lọc: là khả năng của bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự

cố ra khỏi hệ thống. Cấu hình của hệ thống càng phức tạp việc đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ càng khó khăn. Theo nguyên lý làm việc các bảo vệ được phân ra thành hai loại:

Bảo vệ có độ chọn lọc tuyệt đối: chỉ làm việc khi sự cố xảy ra trong một phạm vi hoàn toàn xác định, không làm nhiệm vụ dự phòng cho bảo vệ đặt ở các phần tử lân cận.

Bảo vệ có độ chọn lọc tương đối : ngoài nhiệm vụ bảo vệ chính cho đối tượng được bảo vệ còn thực hiện chức năng dự phòng cho bảo vệ đặt ở các phần tử lân cận.

3. Tác động nhanh: hiển nhiên bảo vệ phát hiện và cách li phần tử bị sự cố càng

nhanh càng tốt. Tuy nhiên khi kết hợp với yêu cầu chọn lọc để thoả mãn yêu cầu tác động nhanh cần phải sử dụng những loại bảo vệ phức tạp và đắt tiền. Bảo vệ được gọi là tác động nhanh nếu thời gian tác động không vượt quá 50ms (2,5 chu kì của dòng công nghiệp 50Hz).

4. Độ nhạy: Độ nhạy đặc trưng cho khả năng “cảm nhận” sự cố của rơle hoặc hệ

thống bảo vệ, nó được biểu diễn bằng hệ số độ nhạy, tức tỉ số giữa trị số của đại lượng vật lí đặt vào rơle khi có sự cố với ngưỡng tác động của nó. Sự sai khác giữa trị số của đại lượng vật lí đặt vào rơle và ngưỡng khởi động của nó càng lớn, rơle càng dễ cảm nhận sự xuất hiện của sự cố, hay như thường nói rơle tác động càng nhạy.

Tuỳ theo vai trò của bảo vệ mà yêu cầu về độ nhạy đối với nó cũng khác nhau. Các bảo vệ chính thường yêu cầu phải có hệ số độ nhạy trong khoảng từ 1,5 đến 2, các bảo vệ dự phòng từ 1,2 đến 1,5.

Một phần của tài liệu Đồ án bảo vệ rơle cho trạm biến áp và đường dây (Trang 47)