Chứng từ KT và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ KT chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Trong hình thức này, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán sau:
+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ nhật ký chứng từ: NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4, NKCT số 5, NKCT số 6, NKCT số 7, NKCT số 8, NKCT số 9, NKCT số 10.
+ Các bảng kê: Bảng kê giá thành, bảng kê nhập nguyên liệu. + Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi chi tiết các đối tượng hạch toán. + Số tài khoản: 111, 112, 211, 331, 152, 153, 621, 627…
+ Bảng phân bổ: Số 1 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH), số 2 (bảng phân bổ nguyên vật liệu), số 3 (bảng phân bổ KHTSCĐ)
Trên cơ sở lý luận chung các doanh nghiệp muốn vận dụng nó vào thực tiễn hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản. Đòi hỏi người vận dụng nó phải luôn sáng tạo, linh hoạt mọi hoạt động kinh tế đang luôn luôn vận động hàng ngày, hàng giờ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự sôi động của cơ chế thị trường các doanh nghiệp không những phải bươn trải, tự vươn lên tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc, ổn định có ưu thế mà còn cần phải có những giải pháp, những bước đi đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, phát triển được khoảng trống thị trường và lấp đầy khoảng trống đó mới có thể tồn tại và đứng vững được.
Song song với nó là việc vận dụng và tuân thủ các yêu cầu các quy luật kinh tế có hiệu quả cũng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trìng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nắm vững quy luật này giúp các doanh nghiệp biết mình cần phải
làm gì hay nói cách khác là luôn đạt cho mình câu hỏi: cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Mà các doanh nghiệp là người trực tiếp tìm cách giảI quyết câu hỏi đấy. Để trả lời câu hỏi đó thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường.
Trong sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đó cũng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm bằng cách: nâng cao năng suất lao động, đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.Qua đó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển hoặc có thể hợp lý hoá sản xuất, cải tiến cơ chế quản lý,…
Qua nghiên cứu lý luận chung về chi phí sản xuất giữ vai trò cô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó chiếm một tỷ trọng khá lởntong giá thành sản phẩm. Việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mục tiêu hữu hiệu nhất để hấp dẫn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp cho các nhà quản lý hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý một cách phù hợp nhất và có hiệu quả đặc biệt là khâu quản lý chi phi sản xuất. Còn việc vận dụng cơ sở lý luận đó vào thực tiễn như thế nào tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp đó.
Vì mỗi doanh nghiệp có quá trình sản xuất riêng, cách tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý riêng biệt cho nên không thể vận dụng nó theo khuôn mẫu nào cả mà phảI luôn sáng tạo, tìm tòi và nhạy bén để nó luoon phù hợp với cơ chế thị trường mà không bị lỗi thời, tụt hậu. Đó là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài của các doanh nghiệp và bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phảI đương đầu với những khó khăn thử thách đó. Nhưng điều quan trọng ở đây là các doanh nghiêp phải nắm bắt được tình hình thức tế của doanh nghiệp, dự đoán trước điều gì sẽ sảy ra hoặc có thể sảy ra hạn chế rủi ro kinh doanh không đáng có.
Từ những lý luận trên cho they việc vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là sự khởi đầu, là tiền đề của việc hình thành kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng.