TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ.pdf_02 (Trang 46 - 47)

Chương 2 của luận án đã thực hiện đánh giá khái quát quá trình đô thị hóa của Việt Nam và Hà Nội, ứng dụng hệ thống 16 tiêu chí với 32 chỉ tiêu để đánh giá mức độ đô thị hoá cho Hà Nội bước đầu đã mang lại những kết quả tốt. Việc thu thập thông tin, số liệu thống kê để phân tích, đánh giá theo từng tiêu chí đã giúp cho tác giả nhận thức toàn diện quá trình đô thị hoá. Những kết quả phân tích đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại cũng như thành tựu của quá trình đô thị hoá trong thời gian qua. Các kết luận rút ra từ nội dung nghiên cứu chương 2 của luận án là :

- Từ trước năm 1995, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đã diễn ra quá chậm so với các nước trên thế giới. Từ sau năm 1995 đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt với các đô thị lớn.

- Điểm mạnh cơ bản (xét trên góc độ đô thị hoá) của Hà Nội thời gian qua chính là tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, tốc độ tăng dân số và lao động nhanh, đời sống cư dân đô thị được nâng cao một bước. Điểm yếu của Hà Nội là phát triển CSHT chưa theo kịp phát triển dân số và kinh tế. Chưa có giải pháp đồng bộ và hiệu quả để giải quyết những vấn đề bất cập do đô thị hoá gây ra.

- Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ đô thị hoá bằng điểm cho thấy Hà Nội mới chỉ đạt 85,75 điểm/100 tức là 85,75 % yêu cầu của một đô thị hiện đại. Nếu so với năm 1995 thì Hà Nội đã có một sự đổi thay đáng kể. Những tiêu chí mà Hà Nội cần đặc biệt chú trọng trong thời gian tới là: phát triển CSHT và đổi mới công tác quản lý.

- Nhận thức về mức độ đô thị hoá của Hà Nội và những bất cập mà đô thị hoá ở Hà Nội đã được rõ ràng hơn. Từ đó có thể bổ sung các quan điểm và hoàn thiện chính sách đô thị hoá, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị trên địa bàn Thủ đô.

- Hà Nội là Thủ đô của cả nước luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực. Đặc điểm quá trình đô thị hoá của Hà Nội cũng bao hàm đặc điểm đô thị hoá ở các địa phương.

Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu đô thị hoá Hà Nội hoàn toàn có thể vận dụng cho các địa phương khác.

- Vấn đề quan trọng trong việc sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hoá là xác định đầy đủ và chính xác nội dung kinh tế xã hội của từng tiêu chí. Bởi vì điều đó có liên quan chặt chẽ đến khả năng lượng hoá và ý nghĩa của tiêu chí.

- Quản lý đô thị nói chung và đánh giá mức độ đô thị hoá của các đô thị theo hệ thống tiêu chí chính là sự tiếp cận quản lý theo ISO cho đối tượng là đô thị. Tin học hoá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là xu hướng đang được hiện thực hoá. Mô hình quản lý đô thị ở Việt Nam đã và sẽ đổi mới theo hướng lấy quản lý xã hội làm trọng tâm. Việc điều chỉnh quá trình phát triển sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh hệ thống pháp lý.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ.pdf_02 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)