3. Cổ phiếu mua lại 4. Chênh lệch tỷ giá 5. Các quỹ
6. Lơi nhuận
chưa phân phối -161.951.816 -179.946.462 17.994.646
Tổng Nguồn Vốn 205.454.884.906 162.628.756.609 42.826.128.296 26,33%
- Tổng tài sản cuối năm là 205.454.884.906 tăng 42.826.128.296 đồng so với đầu năm, tương đương tăng 26,33%. Đây là dấu hiệu chứng tỏ DN đang mở rộng quy mô sản xuất.
- Tuy nhiên, xem xét từng khoản mục cụ thể, KTV thấy có những biến động lớn bất thường.
Ví dụ: Khoản mục hàng tồn kho: Số dư cuối kỳ là 13.410.277.428 đồng giảm 82,92% (65.093.663.756 đồng) so với đầu kỳ. Nguyên nhân của sự biến động là do Công ty ABC kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều loại sản phẩm, hàng hoá cũng như nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ. Dẫn đến, việc quản lý, phân loại, đánh giá và bảo quản hàng tồn kho hết sức phức tạp. KTV cho rằng bộ phận kế toán có thể áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho hoặc giá trị hàng tồn kho có thể bị ghi sai.
Khoản mục tài sản cố định cũng có biến động mạnh. Tài sản cố định tăng 18.443.183.405 đồng (tương đương 78,77%) lên đến 41.857.085.875 đồng. Điều này chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty đã mua sắm, đầu tư xây dựng văn phòng công ty và trang thiết bị công nghệ. Đối với biến động này, KTV cho rằng có thể tài sản cố định bị đánh giá cao hơn thực tế của nó.
2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Trọng yếu là khái niệm về quy mô và bản chất của các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể hoá nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm.
Từ kết quả của các thủ tục phân tích, KTV tiến hành khoanh vùng rủi ro và đánh giá tính trọng yếu. Qua đó, ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC.
Hiện nay, AASC quy định mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục như sau:
- Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: từ 1,5% đến 2,0%. - Đối với tổng tài sản: từ 0,8% đến 1,0%.
- Đối với nợ ngắn hạn: từ 1,5% đến 2,0%. - Đối với lợi nhuận trước thuế: từ 4% đến 8%.
Tuy nhiên, việc xác định mức độ trọng yếu cũng có thể thay đổi, phụ thuộc vào tính xét đoán của KTV.
Ta có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty ABC như sau
Bảng 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC
Năm 2007
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
TT Chỉ tiêu Năm nay
1 Doanh thu thuần 294.903.014.482
2 Giá vốn hàng bán 279.691.238.254
3 Chi phí quản lý kinh doanh 11.950.331.824
4 Chi phí tài chính 1.675.104.960
5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.586.339.444
6 Lãi khác 142.176.496
7 Lỗ khác
8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.728.515.940
9 định lợi nhuận chịu thuế TNDNCác khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm để xác 128.669.309
- Điều chỉnh giảm 128.669.309
10 Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 1.599.846.631
11 Thuế TNDN phải nộp 447.957.057
12 Lợi nhuận sau thuế 1.151.889.574
Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC và dựa vào mức độ trọng yếu vừa xác định, KTV lập Bảng tính ước lượng ban đầu về mức trọng yếu và sẽ tiến hành phân bổ để. Từ đó, xác định bằng chứng thích hợp đối với từng tài khoản để thu thập, là tối thiểu hóa chi phí kiểm toán.
Bảng 2.7. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tại Công ty ABC Khoản mục Tỉ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao
nhất Tối thiểu Tối đa
Doanh thu 0,4 0,8 294.903.014.482 117.961.205.793 235.922.411.585 TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn 1,5 2,0 133.076.189.269 199.614.283.904 266.152.378.538 Tổng tài sản 0,8 1,0 205.454.884.906 164.363.907.924 205.454.884.906 Nợ ngắn hạn 1,5 2,0 169.039.720.721 253.559.581.082 338.079.441.443 Lợi nhuận trước thuế 4,0 8,0 1.599.846.631 6.399.386.525 12.798.773.050
Mức ước lượng 741.898.365.228 1.058.407.889.522
Các KTV tại AASC thường không tiến hành bước công việc này vì cho rằng các chỉ tiêu này được tạo ra từ các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Qua bảng ước lượng trên, KTV lựa chọn mức trọng yếu tối thiểu là 741.898.365.228
đồng. Bởi vì, KTV tin tưởng vào kết quả sau khi kiểm toán với tổng số tiền các sai sót nhỏ hơn hoặc bằng mức trọng yếu lựa chọn.
2.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán thường bao gồm ba phần công việc như sau: - Trắc nghiệm công việc.
- Trắc nghiệm phân tích - Trắc nghiệm chi tiết số dư.
Ở mỗi phần công việc, bao gồm các chu kỳ nghiệp vụ kinh tế và các tài khoản trong BCTC. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm 4 nội dung:
Một là các thủ tục kiểm toán cần sử dụng hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong quá trình kiểm toán.
Hai là quy mô mẫu chọn: Điều này tùy thuộc vào các điều kiện như: mức độ trọng yếu ước lượng cho khoản mục đó, tổng thể mẫu…
Ba là khoản mẫu được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, KTV tiến hành chọn mấu theo phương pháp khoa học để được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của tổng thể.
Thời gian thực hiện: Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của các thủ tục kiểm toán đã đề ra.
Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế và soạn thảo theo mẫu sẵn của Công ty. Trong đó, các bước công việc được lập chi tiết cho từng khoản mục, từng nghiệp vụ.
Tuy nhiên, với mỗi DN khác nhau thì có những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu tổ chức. Do đó, đòi hỏi KTV phải có sự linh hoạt khi áp dụng chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được khai triển sau khi xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các trắc nghiệm chi tiết số dư và được dựa trên một số giả địnhvề rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát, các kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích. Như đã nêu, nếu những giả định là sai lầm nghiêm trọng thì chương trình kiểm toán phải xem xét lại. Thí dụ, những trắc nghiệm phân tích có thể chỉ rõ sai số tiềm ẩn của một vài mục tiêu, các kết quả của các cuộc khảo sát kiểm soát có thể cho thấy sự yếu kém của quá trình KSNB, hoặc những sự kiện mới có thể gây cho KTV phải thay đổi rủi ro cố hữu.
Chương trình kiểm toán được thiết kế tuân theo đúng 3 phần đã nêu trên và được sắp xếp trình tự thành các bước công việc: Tổng hợp các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và sai sót tiềm tàng tương ứng, xác định phương pháp kiểm toán, tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán.
Ví dụ: Chương trình kiểm toán các khoản phải thu như sau:
Bảng 2.8. Chương trình kiểm toán khoản phải thu KH
STT NỘI DUNG Ngày thực hiện Người thực hiện Tham chiếu