Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại cơng ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sôcôla Bỉ (Trang 51)

2.2.1. Đối tượngvà phương pháp tính giá thành của công ty

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định phụ thuộc vào tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Sôcôla Bỉ là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Sôcôla các loại phục vụ cho khách sạn, nhà bánh, ngày valentin, ngày tết với nhiều loại sản phẩm khác nhau, với quy trình sản xuất liên tục, khép kín, kỳ tính giá thành theo quy định là tháng nên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành theo phương pháp bình quân gia quyền.

Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản xuất ở Công ty Cổ phần Sôcôla Bỉ là toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho. Đơn vị tính giá thành là thanh, hộp Sôcôla theo từng trọng lượng, hoàn thành nhập kho.

Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành thực chất là khoảng thời gian tập hợp các chi phí đưa vào sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành, thường được tính theo kỳ báo cáo của doanh nghiệp (có thể là tháng, là quý, hay theo đơn đặt hàng. . .) . Để xác định được kỳ tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ cần dựa vào đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt), vào yêu cầu hay trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao, thấp).

Công ty xác định kỳ tính giá thành theo tháng, vào cuối tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, đảm bảo tính giá thành được kịp thời và cung cấp thông tin phục vụ quản lý một cách nhạy bén.

Phương pháp tính giá thành

Sau khi tập hợp chi phí sản xuất và tính được tổng giá thành sản xuất, kế toán sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất. Công việc tính giá này ở công ty được cài đặt theo phần mềm kế toán, nên sau khi nhập số liệu dựa trên các chứng từ đã được duyệt, kế toán trưởng chạy giá thành trên phần mềm kế toán.

Ví dụ: Tháng 7/2010 nhập kho 4.160 thanh Sôcôla Dark couverture loại 1Kg

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất thanh Sôcôla Darkcouverture loại 1Kg

Chi phí Thành Tiền

- Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Cp sản xuất chung Tổng cộng 303.680.000 15.423.500 9.120.860 328.224.360 Giá thành Đơn vị = 328.224.360 / 4.160 = 78.900.087 (đồng)

(Sơ đồ 2.1) Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm

TK 152,153 TK154 TK 155 TK 632

Xuất NL,CCDC Nhập kho Xuất bánTP Xác địnhKQKD Thành phẩm ( lãi, lỗ) TK 142,242 Phân bổ CCDC

TK 334 PBổ tiền lương phải trả TK 338 Trích BHXH,BHYT, KPCĐ,BHTN TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 111,112

Chi phí mua ngoài

Công đoạn 1: Công đoạn 2: Côngđoạn cuối cùng:

Chi phí sx phát sinh ở công đoạn 1

Chi phí sx phát sinh ở công đoạn 2

Chi phí sx phát sinh ở công đoạn cuối

Chi phí sx ở công đoạn 1 phân bổ vào giá thành của thành phẩm

Chi phí sx ở công đoạn 2 phân bổ vào giá thành của thành phẩm

Chi phí sx ở công đoạn cuối tính cho

thành phẩm

Tổng giá thành sx thực tế của thành phẩm theo các khoản mục chi phí cấu thành giá

2.3. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmTHẺ KHO THẺ KHO

KHO: TPHAM% - Kho Thành Phẩm

Vật tư: 11001177D - Thanh 1kg đen couverture 77% cacao, ĐVT: Thanh, TK:155 Từ ngày : 01/7/2010 đến ngày: 31/7/2010 Tồn đầu: 100 6850.2 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Mã nx Đơn giá Nhập Xuất

Ngày Số Số lượng Giá trị

Số

lượng Giá trị 1/7/2010 71001TP Trần Việt Anh Nhập kho TP từ SX 1544 55.52 100 5552

5/7/2010 710003 Công ty BBON Hàng Socola 131 55.726 80 4458.08

8/7/2010 710005 Cty Apple Hang Socola 131 55.726 80 4458.08

12/7/2010 710035 CTST Ha noi Hang Socola 131 55.726 70 3900.82

19/7/2010 71002TP Trần Việt Anh Nhập kho TP từ SX 1544 56.504 50 2825.2

Tổng cộng: 150 8377.2 230 12816.98 Tồn cuối: 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu ( Ký, họ tên)

TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN Kho TPHAM% - Kho thành phẩm Từ ngày: 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 Stt

VT Tên vật tư Đvt

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 177D Đen 77% cacao Thanh 12 6850.2 150 8377.2 230 12816.98

2 135N Nâu 35% Thanh 15 1027.53 90 6165.18 70 4795.14

3 130T Trắng 30% Thanh 32 2192.064 69 4726.638 90 6165.18

Ngày ….. Tháng …….. Năm ……..

Kế toán trưởng Người lập biểu

THẺ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ tháng 1 đến tháng 1 năm 2010 Stt Sản phẩm Vt Tên sản phẩm vt Số lượng sản xuất DD đầu kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ Giá thành SX 177D-Thanh 1kg đen 100 6.850.478 6.850.478

1 KM01 Nguyên vật liệu trực tiếp 6.421.57 6.421.57

2 KM02 Chi phí nhân công trực tiếp 172.476 172.476

3 KM03 Chi phí sản xuất chung 256.432 256.432

135N-Thanh 1kg nâu 97 7.443.215 7.443.215

1 KM01 Nguyên vật liệu trực tiếp 7.026.869 7.026.869

2 KM02 Chi phí nhân công trực tiếp 167.301 167.301

3 KM03 Chi phí sản xuất chung 249.045 249.045

130T-Thanh 1kg trắng 143 10.988.059 10.988.059

1 KM01 Nguyên vật liệu trực tiếp 10.374.183 10.374.183

2 KM02 Chi phí nhân công trực tiếp 246.64 246.64

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔCÔLA

BỈ

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sôcôla Bỉ , được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên Phòng Tài chính kế toán, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Hà Thị Phương Dung và sự nỗ lực của bản thân với kiến thức thu được trong thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em xin đưa ra một số nhận xét như sau:

3.1.1 Những ưu điểm:

- Về tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức gọn, nhẹ nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công việc, đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, nhiệt tình được bố trí phù hợp nên đã phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công việc. Mô hình kế toán tập chung không những phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty mà còn góp phần đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo với hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung là phù hợp với đặc điểm của công ty (công việc nhiều), quy trình luân chuyển chứng từ và kiểm soát nội bộ tương đối chặt chẽ. Đặc biệt ứng dụng máy vi tính vào công việc nên đã giúp kế toán tiết kiệm được thời gian, nhân lực mà vẫn đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác.

- Hệ thống sổ kế toán mà công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và đảm bảo phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty.

- Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, sản xuất theo kiểu liên tục, khép kín với các nghiệp vụ phát sinh nhiều, thường xuyên, đảm bảo phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Môi trường làm việc hết sức chuyên nghiệp, có trang bị hệ thống phần mềm hiện đại, có đội ngủ kế toán có kinh nghiệp và có kế thừa trong doanh nghiệp nên công ty luôn chủ động về nguồn nhân lực này.

- Cán bộ công nhân viên được nộp bảo hiểm theo chế độ quy đinh của nhà nước hiện hành chứ không như nhiều doanh nghiệp tư nhân khác. Điều này cũng rất khích lệ đối với tâm lý của người lao động ở nước ta hiện nay.

- Công ty bao giờ cũng ưu tiên trả lương cho công nhân, cán bộ, và cũng rất chú trọng đến việc cải cách tiền lương theo chế độ của nhà nước. Việc trả lương tiến hành đúng vào ngày cuối tháng, không có tình trạng nợ lại lương hoặc trả chậm.

3.1.2 Những nhược điểm

- Chi phí về tiền điện của công ty hiện nay là tương đối lớn do một số bất cập sau: Công ty sử dụng duy nhất một công tơ điện cho toàn Nhà máy và công ty đã tính toàn bộ chi phí tiền điện của toàn Nhà máy đó vào chi phí sản xuất chung, do đó phải liên tục nhắc nhở anh em công nhân viên thực hiện việc tiết kiệm điện một cách tối đa, vậy việc tiết kiệm chi phí điện năng phụ thuộc nhiều vào ý thức người lao động.

- Chi phí tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục nên hàng năm công ty phải tiến hành sửa chữa lớn các bộ phận máy móc đó. Do đặc

điểm của dây chuyền khá hiện đại được nhập từ Châu Âu nên khoản chi phí cho mỗi lần sửa chữa là khá lớn nhưng không phải tháng nào cũng phát sinh. Công ty đã không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn nên chi phí phát sinh tháng nào tập hợp vào chi phí sản xuất chung tháng đó làm giá thành trong tháng đó bị đột biến tăng. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giá thành của công ty biến động bất thường và thiếu chính xác. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay công ty vẫn trả lương theo hình thức lương thời gian nên không thúc đẩy được sự cố gắng tăng năng suất của công nhân. Công ty nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại công ty tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời gắn trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất của họ, mặt khác góp phần thuận lợi cho công tác dự toán chi phí sản xuất.

- Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao đều theo theo thời gian (khấu hao đường thẳng) là phương pháp cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị tài sản cố định mới.

- Hiện tại văn phòng điều hành đang còn cách xa nhà máy sản xuất nên việc quản lý đôn đốc tiến độ sản xuất đang còn hạn chế, chưa tiết kiệm được chi phí.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện

- Công ty nên tiến hành tổ chức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, như vậy giá thành sản phẩm giữa các kỳ mới có sự ổn định. Như vậy, theo chế độ mới ban hành thì công ty cần mở thêm tài khoản 335 “ Chi phí phải trả” để trích trước chi phí sửa chữa lớn vì hiện nay công ty không sử dụng tài khoản này do kế toán công ty không tiến hành trích trước bất kỳ một khoản chi phí nào. Số tiền trích trước được tính toán như sau: hàng năm vào thời điểm cuối niên độ căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho năm tới, kế toán tiến hành phân bổ khoản trích trước cho các tháng theo sản lượng kế hoạch

Số tiền trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tháng i

=

Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm

x Sản lượng kế hoạch tháng i Tổng sản lượng sản

phẩm kế hoạch năm

Cuối tháng, chi phí trích trước được kế toán tiến hành lên sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản có liên quan:

Nợ TK 1543- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6421- Chi phí bán hàng

Nợ TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi:

- Tập hợp các khoản sửa chữa lớn TSCĐ vào TK 241 “ Xây dựng cơ bản dở dang”, chi tiết TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ:

Nợ TK 241 (2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 152- Nguyên vật liệu Có TK 111, 112, 331, 153. . .

- Khi công trình sửa chữa hoàn thành bàn giao theo thực tế, kế toán tiến hành tính vào chi phí phải trả số chi phí sửa chữa theo kế hoạch, nếu chi phí sửa chữa phát sinh lớn hơn số đã trích trước thì số phát sinh đó được tính trực tiếp vào các khoản chi phí kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 335 – Số đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 1543, 6421, 6422- Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước

Có TK 241 (2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ

- Nếu chi phí phát sinh thực tế nhỏ hơn số trích trước, kế toán sẽ tiến hành ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

Có TK 1543, 6421, 6422- Chi phí kinh doanh

- Việc công ty chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm sản xuất được trong tháng là thiếu chính xác trong việc tính giá thành của các sản phẩm sản xuất được. Do vậy công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng loại sản phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất phát được tập hợp theo từng loại sản phẩm thì mới

phản ánh chính xác số chi phí sản xuất trong kỳ tiêu hao vào từng loại sản phẩm sản xuất. Cụ thể:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến loại sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó theo các chứng từ gốc hay các bảng phân bổ chi phí.

Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo từng tiêu chuẩn phù hợp mà doanh nghiệp đã quy định như giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp. . .

Về giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có nên tổng giá thành của sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ là phù hợp.

Vì vậy công ty nên tiến hành lập phiếu tính giá thành cho từng loại sản phẩm và được minh họa theo bảng sau:

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT Của . . . kỳ tính giá thành . . . . Sản lượng sản xuất được : . . . .

( Đơn vị tính:. . .) T T Khoản mục chi phí SPDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ SPDD cuối kỳ Tổng giá thành sx Giá thành sx đơn vị 1 CPNVL trực tiếp 2 CPNC trực tiếp 3 CPSX chung Cộng

3.2. Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sôcôla Bỉ tại Công ty Cổ phần Sôcôla Bỉ

Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các công ty khác trong nền kinh tế thị trường thì buộc công ty phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời mang lại lợi nhuận cho công ty. Công ty nên chú trọng đến công tác đầu tư theo chiều sâu, đào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sôcôla Bỉ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w