KIỂM TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒ

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 31 - 33)

Tương tự kiểm toán khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn), quy trình kiểm toán khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng được tiến hành theo các bước trên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đặc điểm các khoản mục có sự khác nhau nên các công việc thực hiện chi tiết có nhiều điểm khác.

a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản dự phòng

phải thu khó đòi

Tổng hợp các vấn đề cần tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi có thể thực hiện qua bảng câu hỏi gồm các nội dung chính như sau:

- Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng và thời gian thanh toán để xác định các đối tượng là nợ khó đòi theo quy định hiện hành hay không?

- Việc xác định các khoản phải thu là nợ khó đòi có được phê duyệt theo đúng thủ tục cần thiết hay không?

- Quyết định lập dự phòng phải thu khó đòi có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền hay không?

- Các khoản nợ khó đòi có đầy đủ chứng từ chứng minh hay không? - Có theo dõi trên sổ chi tiết và thống nhất với sổ cái hay không? - ……...

Từ kết quả thu được thông qua phỏng vấn, điều tra, quan sát, kiểm toán viên có thể đưa ra mức rủi ro kiểm soát ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với việc trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

b. Sau khi đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu, kiểm toán viên dựa

vào các mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù để thiết kế các thử nghiệm kiểm soát bổ sung:

Kiểm tra tính hiệu lực (sự tồn tại) của các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chữ ký phê duyệt trên các chứng từ liên quan đến việc việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi; kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan dùng để làm cơ sở trích lập dự phòng; hoặc thực hiện đối chiếu giữa sổ sách kế toán với các chứng từ về dấu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đảm bảo không bị ghi trùng, ghi sai đối tượng, ghi sai số lượng.

Kiểm tra về tính đầy đủ: kiểm toán viên cần phải xem xét tính liên tục của các chứng từ kế toán liên quan đến khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, đảm bảo các khoản nợ phải thu khó đòi cần được lập dự phòng theo quy định đều đã được ghi sổ đầy đủ.

Kiểm tra quyền và nghĩa vụ: đối với các khoản phải thu chỉ xét đến quyền sở hữu mà không xét đến nghĩa vụ. Quyền sở hữu đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được xác định thông qua quyền của đơn vị đối với các khoản nợ phải thu khó đòi. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ chứng minh các khoản phải thu thuộc quyền sở hữu của đơn vị khách hàng (khế ước vay, hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng…).

Kiểm tra việc tính giá và đo lường: kiểm tra công thức, phương pháp tính mức trích lập dự phòng xem có áp dụng đúng hay không. Kiểm tra việc ghi chép của kế toán xem có chính xác giữa các sổ kế toán hay không.

Trình bày và khai báo là mục tiêu phản ánh tính trung thực của bản chất khoản dự phòng. Kiểm toán viên kiểm tra xem kế toán có hạch toán đúng khoản mục chi phí hay không theo những văn bản pháp lí hiện hành.

Sau khi đã có đánh giá cuối cùng về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thử nghiệm cơ bản. Số lượng thử nghiệm cơ bản được thiết kế phụ thuộc vào hiệu lực hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là hoạt động có hiệu lực thì kiểm toán viên sẽ giảm bớt số lượng các thử nghiệm cơ bản trong quá trình kiểm toán. Ngược lại, kiểm toán viên phải tăng số lượng thử nghiệm cơ bản, thậm chí có thể thực hiện kiểm tra 100% chứng từ.

c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi

Thực hiện thủ tục phân tích

Các thủ tục phân tích được sử dụng trong kiểm toán khoản dự phòng phải thu khó đòi là:

- So sánh mức dự phòng đã lập ở kì này với các kì trước để theo dõi sự biến động, phát hiện những biến động bất thường.

- Ngoài ra, kiểm toán viên còn có thể phân tích sự biến động của tỉ trọng số dư khoản dự phòng/số dư các khoản phải thu nhằm đánh giá khả năng thu hồi công nợ và sự phù hợp với các quy định của Nhà nước hiện hành (lớn nhất là khoản dự phòng = 20% tổng số dư nợ phải thu).

- Hoặc phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu để xác định các khoản phải thu là nợ khó đòi theo quy định hiện hành.

Thực hiện kiểm tra chi tiết khoản dự phòng phải thu khó đòi

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra và xem xét các cơ sở trích

lập dự phòng. Quá trình này được thực hiện tương tự như đối với khoản

dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

Khi kiểm tra các tính toán liên quan đến lập dự phòng nợ phải

thu khó đòi, kiểm toán viên có thể thực hiện bằng các cách sau:

- Thu thập danh sách các khoản nợ được phân tích theo thời gian và so sánh với danh sách các khoản nợ khó đòi đã lập dự phòng xem các khoản lập dự phòng có thoả mãn các điều kiện lập dự phòng (tính hiện hữu);

- Tìm kiếm các khoản công nợ chưa hạch toán vào dự phòng nợ phải thu khó đòi như kiểm tra các khoản phải thu có số dư kéo dài trong nhiều năm(tính đầy đủ); - Đối với các khoản phải thu đã quá hạn và có giá trị lớn, kiểm toán viên phải

kiểm tra các biên lai thu tiền, các hợp đồng kinh tế hoặc phải đối chiếu với danh sách các khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp;

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ để xem việc trích lập các khoản dự phòng có cao hơn so với thực tế hay không.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w