Ông Lê Song Lai - Tổng Giám đốc Jetstar Pacific cho biết: "Trong bối cảnh khan hiếm nhân lực chất lượng cao trên thị trường hàng không, việc Jetstar Pacific đào tạo được kỹ sư người Việt Nam đạt trình độ Cat B được xem là nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nội địa của Hãng, thông qua đó, công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động,
mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều cơ hội mua được vé máy bay giá rẻ.”
17 kỹ sư bảo dưỡng máy bay đầu tiên người Việt Nam của Hãng đã chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép hành nghề Cat B (VAR66 Licences). Cat B là một trong những chứng chỉ quan trọng trong công tác giám sát bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, ký xác nhận cho phép máy bay được đưa vào khai thác. Để đạt đến trình độ Cat B, các kỹ sư hàng không phải được đào tạo lâu dài, nắm rất vững các kiến thức về kỹ thuật máy bay, luật pháp và các quy trình nghiệp vụ của một Hãng hàng không. Hiện nay, Jetstar Pacific có 22 kỹ sư người nước ngoài và 3 kỹ sư Việt Nam đảm nhiệm vai trò Kỹ sư Cat B. Về lương, thưởng: Bình quân lương kỹ thuật viên nước ngoài của Jetstar là từ 7 đến 9 nghìn USD/tháng, phi công là hơn 10 nghìn USD/tháng.
Theo kế hoạch, đến năm 2014, Jetstar Pacific sẽ có 50% đội ngũ kỹ sư là người Việt Nam, đủ năng lực đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong công tác bão dưỡng máy bay. Cùng với việc nâng cấp trình độ cho các kỹ sư, thợ máy người Việt Nam, chương trình nội địa hóa đội ngũ phi công của Jetstar Pacific đã bước đầu thu được những kết quả tích cực. Hiện tại, đã có 3 phi công Việt Nam làm việc cho Jetstar Pacific.
Jetstar Pacific đầu tư rất nhiều vào mảng giáo dục và đào tạo nhân sự.
Ngày 16.8.2011, Jetstar Pacific thông tin tìm kiếm và tuyển dụng các ứng viên người Việt Nam từ 20 đến 35 tuổi để cử đi đào tạo phi công tại CTC Aviation Training Limited ở New Zealand, nhằm chuẩn bị cho kế hoạch
phát triển đội bay sắp tới. Tổng kinh phí cho khóa đào tạo khoảng 150.000 USD/học viên, trong đó Jetstar Pacific hỗ trợ 90% chi phí.
Tuy nhiên, nhân viên của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đã để xảy ra những hành vi không đúng mực với khách hàng. Một số sự kiện nổi bật gần đây được báo chí đưa tin như:
• Ngày 6/5/2010, một nhân viên Hãng hàng không Jetstar Pacific bị phát hiện vận chuyển 4 can dầu máy bay (khoảng 100 lít) ra khỏi khu vực hạn chế. Nhà chức trách hàng không cho biết, cảng vụ Hàng không miền Nam đã lập biên bản, xác minh làm rõ động cơ của nhân viên này. Số dầu mà nhân viên Jetstar Pacific suýt biển thủ được là mẫu được trích ra để kiểm tra mỗi khi nạp vào máy bay.
• Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, chiều 21/10/2011, lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện ba nhân viên của Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines có hành vi trộm tài sản của hành khách.
• “Tháng 5/2011, do lỗi hệ thống của hãng Jetstar Pacific, cháu Huy (13 tuổi) không có vé để đi chuyến bay đã đặt trước. Những người có trách nhiệm của Jetstar Pacific bỏ mặc cháu Huy ở lại Đà Nẵng, nơi cháu mới đến lần đầu tiên. Tệ hại hơn, lúc cháu Huy trơ trọi tại sân bay, cha mẹ cháu tìm cách liên hệ với người của Hãng Jetstar Pacific để mong được giúp đỡ thì những nhân viên của hãng này lại không thèm tiếp chuyện...” trích bài viết “Cháu bé 13 tuổi bị Jetstar Pacific... bỏ rơi” – Báo CAND online.
Qua những nguồn tin trên có thể thấy được, mặc dù Jetstar Pacific đề ra những chuẩn mực rất cao cho nhận viên của mình (“Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Ðội ngũ tiếp viên hàng không của chúng tôi luôn nồng hậu, thân thiện và chu đáo với khách hàng, bảo đảm từng chuyến bay đều thoải mái từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc hành trình. Nhân viên của chúng tôi luôn biết yêu thích công việc của mình để những hành khách của Jetstar Pacifc luôn có những chuyến bay thoải mái dễ chịu. Jetstar Pacific cam kết duy trì một nơi làm việc mà ở đó nhân viên của chúng tôi luôn tự hào là một thành viên của Jetstar Pacific”) nhưng những thông tin gần đây cho thấy những điều người lại. Những sự kiện được nêu trên một phần đã chứng tỏ Hãng hàng không Jetstar Pacific chưa có chương trình tuyển dụng và đào tạo quy củ, nghiêm khắc với những vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (như bốc xếp, bán vé, tư vấn viên…) để dẫn đến những ấn tượng không tốt dành cho nhân viên Jetstar Pacific nói chung. Một phần lý do của vấn đề trên là do thị trường lao động ngành hàng không của Việt Nam chưa thật sự đủ cung cấp cho các hãng hàng không hiện nay. Tổng Giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam cho biết, hãng đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Theo ông Nam, việc thuê được phi công, kỹ sư, tiếp viên vào thời điểm này rất khó.