BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên năm học 2010 2011 (Trang 32)

1. Hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp là một trong những công việc hàng đầu của trường học, bởi nó là một yếu tố quyết định nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

2. Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp phải được xây dựng từ đầu năm học và nên thiết kế thành sơ đồ, bảng biểu. Trong đó thể hiện đầy đủ các mục như: mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành, thời gian kiểm tra, người được kiểm tra, thành viên dự giờ và được thông báo công khai đầu năm chậm nhất vào ngày 10 tháng 09.

3. Thành viên trong Ban kiểm tra được lực chọn, sàng lọc cẩn thận, là những người có uy tín, tay nghề, năng lực, sáng tạo, linh hoạt trong công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên trong Ban kiểm tra. Hiệu trưởng nên chú ý công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho ban kiểm tra và chỉ đạo ban kiểm tra thường xuyên họp rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ, nghiệp vụ kiểm tra.

4. Ban kiểm tra giờ dạy trên lớp cần phải nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo về công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp tùy theo tình hình cụ thể của trường (về cơ sở vật chất, trình độ năng lực của học sinh và giáo viên…)

5. Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, hiệu trưởng nhất thiết phải xây dựng chuẩn kiểm tra theo đúng quy trình và tổ chức tiết dạy mẫu để thống nhất cách

Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 33 đánh giá, xếp loại nhằm bảo đảm tính chính xác, công bằng. Chuẩn được xây dựng theo 5 bước: HT dự thảo chuẩn → Tập thể sư phạm thảo luận → HT điều chỉnh chuẩn → HT ra quyết định → Hiệu trưởng ban hành chuẩn và áp dụng chuẩn trong thự thế kiểm tra.

6. Hiệu trưởng có thể giao việc kiểm tra giờ dạy trên lớp cho các tổ chuyên môn nhưng phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra. Khi tổ chức dự giờ, nhất thiết phải thực hiện đúng quy trình gồm 5 bước là chuẩn bị giờ dạy, quan sát giờ dạy, phân tích giờ dạy, hội ý, trao đổi trong ban kiểm tra và trao đổi với giáo viên lưu trữ hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra phải luôn luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, nhất là đề cao nhiệm vụ của công tác tư vấn, thúc đẩy.

7. Sau khi kiểm tra, khâu lưu trữ hồ sơ phải được thực hiện một cách khoa học và chính xác.

III. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Sở giáo dục & Đào tạo Bình Thuận:

Hàng năm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công tác thanh, kiểm tra nội bộ cho hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán của trường nhằm hiểu biết và áp dụng thành thạo các kỹ năng kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.

Tăng cường giáo viên có kinh nghiệm, có thời gian công tác lâu dài để hổ trợ nhà trường về công tác chuyên môn, giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn của mình.

Cho phép trường chi bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra từ nguồn kinh phí cấp cho trường.

2. Đối với trường THPT Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận:

Hiệu trưởng tạo điều kiện cho Ban kiểm tra nội bộ nhà trường tham gia tập huấn, học tập các lớp thanh, kiểm tra.

Hiệu trưởng cần tổ chức thêm các buổi hội thảo chuyên đề về xây dựng chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy trên lớp, cách đánh giá và biểu điểm chi tiết.

Hiệu trưởng nên cải tiến lại lực lượng trong Ban kiểm tra sao cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn.

Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban kiểm tra nội bộ nhà trường làm việc tốt. Thực hiện chế độ bồi dưỡng hợp lý cho ban kiểm tra.

Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục – NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2005

2. Điều lệ trường trung học phổ thông và trường THPT có nhiều cấp học Ban

hành kèm theo theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

3. Hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/09/2001 về đánh giá xếp loại giờ dạy bậc trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo.

5. Kiểm tra nội bộ trường học – Thạc sĩ Trần Thị Tuyết Mai.

6. Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - tập 2, xuất bản năm 2010 7. Các bài giảng của quý thầy, cô trường CBQL giáo dục TP Hồ Chí Minh. 8. Các bài tổng thu hoạch của thầy, cô các khóa trước.

9. Kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2010-2011 của trường THPT Nguyễn TrườngTộ.

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên năm học 2010 2011 (Trang 32)