hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức nghỉ hưu. Quỹ BHXH được trích lập theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo chế độ tài chính Nhà nước quy định. Như chế độ hiện nay, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%. Trong đó, 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
* Chế độ: Theo khái niệm của tổ chức quốc tế – ILO, BHXH được hiểu là
sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên thông qua hàng loạt các hình thức biện pháp công bằng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế – xã hội do bị mất hay bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già ...
BHXH là một hệ thống gồm 3 tầng.
Tầng 1: Là tầng cơ sở để đáp ứng cho mọi người, cá nhân trong xã hội.
Trong đó yêu cầu là người nghèo. Mặc dù khả năng đóng góp BHXH của những người này là rất thấp nhưng khi có yêu cầu Nhà nước vẫn trợ cấp.
Tầng 2: Là tầng bắt buộc cho những người có công ăn việc làm ổn định.
Tầng 3: Là sự tự nguyện của những người muốn đóng bảo hiểm cao.
Mục đích của BHXH là tạo lập một mạng lưới an toàn xã hội nhằm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro hoặc khi về già không có nguồn thu nhập.
- Về đối tượng: Trước kia BHXH chỉ áp dụng đối với những người chỉ làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay theo nghị định số 45/CP, chính sách BHXH được áp dụng đối với tất cả các thành viên trong xã hội (tầng 1), đối với tất cả người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế (tầng 2) và cho mọi người có thu nhập cao đều có đièu kiện tham gia đóng BHXh để được hưởng mức trợ cấp BHXH cao hơn. Đồng thời chế độ BHXH còn quy định nghĩa vụ đóng góp cho những người được hưởng chế độ ưu đãi. Số tiền mà các thành viên trong xã hội đóng lập ra quỹ BHXH.
Theo nghị định sô 43/CP ngày 22/6/1993 thì quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước và theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Quỹ BHXH đóng tại doanh
nghiệp bằng 20% so với tổng quỹ lương cấp bậc cộng phụ cấp, trong đó:
+ 15% để chi trả chế độ hưu trí và tử tuât, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 10% và được tính vào chi phí sản xuất, 5% còn lại do người lao động đóng góp bằng cách khấu trừ lương của họ.
+ 5% do người sử dụng lao động đóng góp để chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (cũng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Sự đóng góp của người lao động có một ý nghĩa tích cực, biểu hiện trên hai mặt:
+ Thứ nhất: Đây là việc đóng goáp có tính dự phòng, tích luỹ để sử dụng khi gặp phải những trường hợp trợ cấp.
+ Thứ hai: Việc đóng góp có tính tương trợ cộng đồng, do sự đóng góp của người lao động là quyền lợi bản thân và nghĩa vụ xã hội.
Theo quy định hiện hành quỹ BHXH được dùng cho các mục đích sau:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau, cho người lao động bị tai nạn (không phải tai nạn lao động), bị ốm đau phải nghỉ việc. Tiền trợ cấp bằng 75% tiền lương.
+ Cho chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động nữ có thai, sinh con. Tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương cộng một tháng tiền lương khi sinh con.
+ Cho trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương trong quá trình điều trị. Ngoài ra người lao động còn được một số chế độ khác (chi tiết trong nghị đinh 43/CP).
+ Chế độ trả hưu trí cho người lao động đủ tiêu chuẩn theo quy định, + Chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động khi người lao động chết.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở TK của người lao động – thương binh – xã hội kết hợp nhờ thu của bộ tài chính thông qua hệ thống tổ chức BHXH tại Bộ lao động – thương binh và xã hội.