Tổng quan về miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Phát triển hoạt động kinh doanh logistic cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam (Trang 33)

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, ven biển Thái Bình Dƣơng. Việt Nam có diện tích 327.500 km2

với đƣờng biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam bao gồm 64 tỉnh thành và đƣợc chia thành 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Miền Nam Việt Nam đƣợc chia thành vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 17 tỉnh và 2 thành phố. Vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long và phía Đông, Đông Nam giáp với biển Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nƣớc về kim ngạch xuất khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài, GDP, cũng nhƣ nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam Bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nƣớc, nhƣng đóng góp của 4 địa phƣơng này đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hƣởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc – đƣợc gọi là “Tứ giác

Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.564 km2, dân số 14 triệu ngƣời, mật độ dân số bình quân 597 ngƣời/km2. Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 chiếm đến 52,44% của cả nƣớc, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chiếm 34%, thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng. Năm 2009, GDP thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 50,8% GDP trên toàn vùng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 41,8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chiếm 64,63% toàn vùng, kim ngạch xuất khẩu chiếm 47,19%. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, công nghiệp phát triển mạnh ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng. Đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 89 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 32.625 ha. Đặc biệt vùng có thế mạnh về cây công nghiệp (cây cao su) với sản lƣợng 723.700 tấn, xuất khẩu 680 tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 40.518,5 km2, dân số năm 2009 là 17.213.400 ngƣời, mật độ dân số 425 ngƣời/km2. Vùng có thế mạnh sản xuất lƣơng thực, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, chăn nuôi gia cầm và trái cây. Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tốc độ tăng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng /năm; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ƣớc đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nƣớc, 50% sản lƣợng lúa, 70% sản lƣợng trái cây, trên 50% sản lƣợng thủy sản; 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Phát triển hoạt động kinh doanh logistic cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)