Phép thích ứng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID (Trang 32)

- Các phiên bản Android ra đời mang đầy sự thích ứng:

+ Bản Android 3.x cải thiện chức năng đa nhiệm: Nút Recent Apps lần đầu tiên xuất hiện trên Android cho phép người dùng duyệt qua các ứng dụng mà mình mới chạy trong thời gian gần đây, nhờ đó việc chuyển đổi app dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Mỗi ứng dụng như vậy cũng có một ảnh chụp màn hình thu nhỏ để tiện cho việc chọn lựa. Từ Gingerbread trở về trước, việc chạy đa nhiệm phải nhờ đến việc nhấn giữ nút Home để tiết lộ bảng các ứng dụng gần đây, bất tiện hơn nhiều. + Bản Android 4.0 : Bàn phím cũng được làm mới với khả năng tự động sửa lỗi cao hơn, việc sao chép, cắt dán chữ và nội dung cũng tốt hơn bao giờ hết.

+ Project Butter, các kỹ sư Android đã tăng framerate cho phiên bản mới nhất này lên 60 khung hình/giây (trước đó trên Android 3.0 hay Android 4.0 framerate là 30 khung hình/giây) cũng như bổ sung VSync, tăng bộ đệm lên gấp ba để nâng cao trải nghiệm người dùng. Project Butter sẽ có tác động trực tiếp tới toàn bộ hệ thống của Jelly Bean nhằm mang tới trải nghiệm người dùng nhanh và mượt mà nhất có thể.

IV.Phép điều chỉnh

- Với phiên bản đầu tiên ra đời có nhiều lỗi cần phải sửa, Android đã điều chỉnh khả năng nâng cấp thiết bị di động qua phương pháp Over-The-Air (tức tải về và cài đặt bản cập nhật ngay trên thiết bị, không cần kết nối với máy tính). Ở thời điểm đó, rất ít hệ điều hành di động có thể làm được việc này, hầu hết đều phải nhờ đến một phần mềm chuyên dùng nào đó trên PC.

- Bản Android 1.5 đã điều chỉnh bằng cách dùng bàn phím ảo giúp thân thiện hơn. - Mở rộng khả năng cho widget: Android 1.0 và 1.1 có tích hợp widget, nhưng tiềm

năng của nó chưa được khai thác hết vì Google chưa đưa bộ phát triển phần mềm cho lập trình viên. từ Android 1.5 trở đi thì chuyện đã thay đổi, và đến thời điểm hiện tại, kho widget của Android đã rất phong phú, đó là chưa kể đến những ứng dụng của

bên thứ ba cũng mang sẵn trong mình widget nữa. Nhờ có khả năng này mà việc tùy biến giao diện của Android càng được đẩy mạnh hơn nữa.

- Cải tiến clipboard: Thật ra Android đã hỗ trợ việc copy và paste ngay từ những

ngày đầu tiên rồi, nhưng nó bị giới hạn lại ở textbox (là những chỗ nào chúng ta có thể gõ chữ được) và sao chép các đường link mà thôi. Ví dụ Ta đang đọc mail hay đang duyệt web thì chịu, chúng ta không cách gì sao chép được. Với Cupcake thì Google cho phép sao chép nội dung của web, một cải tiến được đánh giá là tốt. Còn với Gmail thì phải đến vài bản nâng cấp sau mới có được tính năng này.

- Điều chỉnh Tính năng Quick Search Box giúp hỗ trợ nhanh trong các thao tác - Bản Android 2.0 đã cải tiến bàn phím ảo tốt hơn.

- Trong các phiên bản mới luôn điều chỉnh, cải tiến các chức năng để hoàn thiện hơn.

V. Phép thêm vào

- Android qua các phiên bản đều thêm nhiều tính năng mới giúp tải thiện sản phẩm, cũng như làm hài lòng người sử dụng, số lượng bán ra tăng nhanh chóng mặt

- Thêm tính năng quay phim, một trong những tính năng mà người sử dụng rất thường xuyên sử dụng.

- Thêm trình duyệt mới hỗ trợ HTML5 giúp duyệt web cực kỳ tốt

- Thêm hai thanh chặn khi chọn văn bản, nhờ tính năng này mà người sử dụng có thể chọn từng ký tự rất dễ dàng.

- Thêm công cụ quản lý Pin và ứng dụng: đối với điện thoại thì Pin là rất quan trọng, tuổi thọ của pin càng kéo dài thì người sử dụng càng hài lòng.

- Thêm chức năng chụp hình đằng trước điện thoại: đây là tính năng cực kỳ cách mạng, nó làm người dùng bị mê hoặc.

- Thêm chức năng Google Now để nhận diện giọng nói, giúp cạnh tranh với “Siri”. - Và còn rất nhiều tính năng mới được thêm vào ở những phiên bản Android ra đời.

VI.Phép loại bỏ

- Cuộc cách mạng trong phép loại bỏ chính là Android đã bỏ đi bàn phím vật lý, làm cho điện thoại đẹp hơn, sang trọng hơn.

- Hoàn toàn dùng cảm ứng nên thực sự nó rất hiện đại, ai cũng mong muốn sở hữu một chiếc Smartphone..

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w