Biện pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 25)

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

• Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo có chứa yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo.

• Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

• Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc loại bỏ thông tin, chỉ dẫn về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, kể cả phương tiện quảng cáo, mạng điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên miền, tên doanh nghiệp chứa yếu tố vi phạm;

• Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp..

 Mức xử phạt đối với một số hành vi: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể phạt tiền từ :

• Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trình tự, thủ tục giám định, thời hạn giám định sở hữu công nghiệp.

• 10 đến 15 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình thực hiện một số thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ.

• Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đối với hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

• Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi không đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

• Người thực hiện hành vi bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí nếu giá trị hàng hóa vi phạm đến 5 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 đến 4 triệu; giá trị hàng hóa vi phạm trên 500 triệu đồng thì bị xử phạt vi phạm từ 400 đến 500 triệu đồng.

 Ngoài ra trong Nghị định còn quy định hình thức và mức phạt cụ thể đối với các trường hợp vi phạm khác trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

• Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này thì bị pháp luật buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

• Cảnhcáo;

• Phạt tiền (mức tiền phạt quy định được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được).

• Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

• Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

• Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

• Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

• Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

Quy phạm quyền sở hữu nhà đất:

• Bị phạt cảnh cáo;

• Phạt tiền.

• Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước giấy phép; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

• Buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất;

• Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

• Tịch thu lợi ích có được do vi phạm;

• Buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

• Buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Quy phạm quyền sở hữu tài sản:

• Bị phạt cảnh cáo;

• Phạt tiền.

• Buộc khắc phục tình trạng và bồi thường phần tài sản bị hư hại.

• Tịch thu lợi ích có được do vi phạm;

• Buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về tài sản;

• Buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

• Áp dụng luật hình sự đối với mức độ nặng nhẹ của tội danh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w