1.Một số lý luận cơ bản:
Để phát huy một cách tối đa khả năng làm việc tích cực, sáng tạo của lao động thì người sử dụng lao động phải tìm mọi biện pháp khác nhau, phải hướng tới người lao động hay phải quan tâm tới người lao động, phải hiểu và lắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của họ để thoả mãn những nhu cầu đó. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ động cơ mà mỗi người lao động cần hướng tới bởi người lao động làm việc không thuần tuý chỉ là thoả mãn những nhu cầu cơ bản mà còn vươn tới những nhu cầu cao hơn. Thông qua mức lương thực tế mà người lao động nhận được có thể sẽ kích thích hoặc hạn chế khả năng đóng góp của họ cho doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều hình thức trả lương khác nhau được áp dụng cho những đối tượng ở các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho các lao động gian tiếp là hình thức trả lương phản ánh đúng nhất sức lực của người lao động bỏ ra cho doanh nghiệp.
Mức lương theo thời gian =
Số đơn vị thời gian làm
việc thực tế x
Tiền lương 1 đơn vị thời gian
Tiền lương 1 đơn vị thời gian =
(Hệ số lương x Số lương tối thiểu) + Lương kinh doanh Số đơn vị thời gian làm việc theo chế độ
Trích: Bảo hiểm xã hội 5% Bảo hiểm y tế 1%
Kinh phí công đoàn 1%
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hình thức trả lương hợp lý nhất là hình thức trả lương theo sản phẩm.
Lương theo sản phẩm =
số lượng sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn x
Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm đạt tiêu
chuẩn
Bên cạnh các hình thức kích thích về vật chất, thì các hình thức tác động vào tâm lý, tình cảm của người lao động cũng khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn:
- Phải thường xuyên quan tâm tới nhân viên để hiểu được diễn biến tâm trạng của họ
- Đối sử công bằng giữa các nhân viên - Tạo bầu không khí tập thể tốt đẹp.
- Xây dựng tinh thần tự giác, chế độ tự quản trong công việc.
- Tạo điều kiện để mọi nhân viên đều có cơ hội để tự khẳng định mình, giúp họ ngày càng hoàn thiện bản thân.
- Xây dựng và thực hiện tốt chế độ khen thưởng, phúc lợi trong doanh nghiệp.
2. Công tác thực hiện các yếu tố thúc đẩy con người làm việc trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội: vải công nghiệp Hà Nội:
* Chế độ lương, thưởng trong công ty: Công ty áp dụng hai hình thức trả lương:
- Lương thời gian áp dụng cho những lao động quản lý, những lao động ở khối văn phòng, lao động làm ở bộ phận phụ trợ như nhà ăn, xưởng điện, cơkhí,...
- Lương sản phẩm được áp dụng cho các xí nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên dù sao lương cũng gắn liền với số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tức là phụ thuộc vào doanh số bán hàng. Tổng quỹ tiền lương được xác định như sau:
Tổng quỹ tiền lương
theo kế hoạch = Doanh thu theo
kế hoạch x
Tỷ lệ lương trong doanh thu Đối với tiền lương thời gian mức lương được xác địng như sau:
TLtt = TLmin x ( 1+ Kđc ) Trong đó:
TLtt: Tiền lương có thể nhận được.
TLmin: Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Hiện tại là: 290.000đ Kcđ: Hệ số điều chỉnh tăng thêm.
Kđc = K1 + K2
K1: hệ số điều chỉnh tăng theo vùng K2: Hệ số điều chỉnh tăng theo ngành.
Theo quy định của nhà nước công ty được hưởng hệ số điều chỉnh này như sau: K1= 0.3
K2 =1 }Kcđ=1.3
Như vậy khung lương tối thiểu mà công ty có thể áp dụng được là từ 290.000đ đến 290.000 x(1+1.3) = 667.000đ/tháng.
Tuy nhiên mức lương thực tế của công ty còn phụ thuộc vào doanh thu tiêu thụ hàng hoá, điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Từ thực tế công ty đã xác định cho mình các hệ số điều chỉnh như sau:
K1 = 0.0312 K2 = 0.0464 K2 = 0.0464
Như vậy có nghĩa là mức lương tối thiểu có thể nhận được là: 290.000 x (1 + 0.0312 + 0.0464) = 312.504(đ/tháng)
Lương thực tế mà mỗi người lao động nhận được còn phụ thuộc vào hệ số lương, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm,... của mỗi người.
Lương thực tế mỗi lao động gián tiếp nhận được là: T.lươn
g thực tế
=
Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Số ngày công làm việc theo chế độ x
Số ngày công t.tế +
Phụ
Phụ cấp( nếu có) = Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu Ví dụ cụ thể về lương thời gian của một số chức danh sau:
Bảng hệ số cấp bậc, hệ số phẩm cấp Chức danh Hệ số cấp bậc Hệ số phụ cấp Giám đốc công ty 6,06 Phó giám đốc 4,5 0,2
Giám đốc xí nghiệp, trưởng phòng 3,5 0,3 Kỹ sư kỹ thuật, kỹ sư kinh tế 2,4
Vậy ta có mức lương của giám đốc xí nghiệp nhận được là: Ví dụ ngày công làm việc thực tế là: 26 ngày
[(312.405 x 3,5) : 26] x 26 + 0,3 x 312.405 = 1.187.139(đ/tháng)
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tiền lương nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất được trong tháng. Tại xí nghiệp vải mành nếu sản phẩmđạt loại A sẽ được 105% lương; loại B được 95% lương nếu sản phẩm loại C sẽ không có lương ( hoặc loại 1: 104% lương; loại 2: 75% lương, loại 3: bị phạt hoặc không lương ).
Cách tính lương sản phẩm với công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
Tiền lương = QA x 105% x Đg + QB x 95% x Đg + Phụ cấp(nếu có)+ Thưởng QA, QB: Số lượng sản phẩm loại A,B
Phụ cấp: có thể là phụ cấp trách nhiệm đối với tổ trưởng hoặc phụ cấp độc hại (tiếng ồn, bụi,...), tại công ty hiện không có phụ cấp độc hại mà chỉ có phụ cấp trách nhiệm; đối với tổ trưởng được 0.15% phụ cấp theo lương,...
Bên cạnh cách tính lương như trên công ty còn áp dụng mức lương sản phẩm luỹ tiến thực hiện cho những ngày cao điểm để đảm bảo thời gian giao hàng:
Lương thực tế = Đg x Qđm + Đg x ( Qtt- Qđm) x K Trong đó K là hệ số tăng đơn giá.
+ Tiền thưởng kích thích lao động tích cực phấn đấu: Ngoài mức lương cứng theo chế độ công ty còn nhiều biện pháp thúc đẩy lao động làm việc, như đề ra các chế độ thưởng phạt rõ ràng để lao động có mục tiêu phấn đấu. Tiền thưởng cho công nhân thường chỉ trong những ngày lễ tết như ngày 2/9, 30/4-1/5, 8/3 hay kỷ niệm ngày thành lập công ty, công ty cũng áp dụng tháng lương 13 và tặng quà chúc tết cho người lao động. Mức thưởng này không cố định tuỳ thuộc khả năng tài chính của công ty trong từng thời điểm.
* Kích thích về tinh thần đối với người lao động: Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy con người làm việc, đó là yếu tố tinh thần. Trong công tác tổ chức lao động khoa học cũng đã đề cập đến vấn đề tạo môi trường làm việc khoa học cho người lao động để tạo bầu không khí thoải mái cho người lao động tập chung sản xuất. Đấy chính là một khía cạnh về tác động vào yếu tố tinh thần song con người còn là tổng thể của các mối quan hệ xã hội, là một thực thể phức tạp, mỗi nhà quản trị chỉ có thể khai thác hết tiềm năng của họ khi thoả mãn các nhu cầu của họ. Hệ thống nhu cầu của Maslow cho thấy nhu cầu của con người là rất đa dạng gồm có nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu hội nhập, nhu câù được tôn trọng và nhu cầu được tự khẳng định mình. Tuy nhiên những nhu cầu này thường thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức hoặc có thể thay đổi theo mức thu nhập của mỗi người. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, mức sống của người dân đang được
nâng lên,nhìn chung nhu cầu cao nhất vẫn là nhu cầu về sinh lý hay chính là những nhu cầu cơ bản nhất như ăn mặc ở, với quan niệm truyền thống là có an cư mới lạc nghiệp...
Công ty có nhà trông trẻ cho cán bộ công nhân viên có con nhỏ yên tâm công tác, có phần thưởng xứng đáng cho con em cán bộ công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập. Hàng năm công ty tổ chức hàng trăm lượt người đi thăm quan nghỉ mát, tổ chức các buổi giao lưu trong công ty vừa tạo thêm sự đoàn kết, học hỏi, sự gần gũi tạo thêm lòng tin của người lao động với công ty vừa hồi phục sức lao động cho công nhân sau thời gian làm việc mệt mỏi và căng thẳng.
Vì lao động của công ty tương đối trẻ nên công tác đoàn ở công ty hoạt động khá sôi nổi- đây cũng là những điều kiện tốt cho những lao động trẻ phát huy khả năng của mình.