Phần cuối đoạn trích Uy-lit-xơ trở về, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng đó là dùng chiếc giường đặc biệt mà chỉ hai người biết để thử

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN CHỌN LỌC LỚP 10 (Trang 35)

quan trọng đó là dùng chiếc giường đặc biệt mà chỉ hai người biết để thử thách trí tuệ và tình cảm của nhau. Đây là sự việc tiêu biểu được kể bằng một số chi tiết đặc sắc như chính lời Uy-lit-xơ : “Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt do chính tay tôi làm chứ chả phải ai. nguyên trong sân nhà có một chồi cây cảm lãm lá dài mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột và chính chàng đã chặt hết cành lá của cây cảm lãm

lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông rồi nảy đường mực làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp rung quanh... bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm trang trí ” “căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp”. Mọi chi tiết đều được Uy-lít-xơ miêu tả tỉ mỉ, chiếc giường Uy-lít-xơ nhắc lại chính là tình yêu thắm thiết của hai vợ chồng. Có thể nói chiếc giường không thể xê dịch như tình yêu chung thuỷ của hai người.

Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện vì qua việc lựa chọn và kể lại sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế đã làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Từ đó những tính cách và phẩm chất của hai người đều được bộc lộ rõ nét và tô đậm bởi phong cách sử thi trang trọng và chậm rãi, ý nghĩa nhân bản càng sâu sắc.

Đề số 12

Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về

Bài làm

Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê- lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngay xum họp.

Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp - kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ.

Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà ; v thời

gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng.

Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Ngưòi hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà”. Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn ? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng ? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit- xơ đã trở về nàng không mừng sao được ? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác - thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng “chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.

Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ

“rất đổi phân vân”, điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết “nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Pê-nê-lốp ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt : “Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng... không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm... bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy ?”. Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ.

Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh, có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn.

Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử

bí mật của chiếc giường”. Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lit- xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã giấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt.

Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng “bủn rủn cả chân tay...bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.

Đoạn trích Uy-lit-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh xum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng dặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.

Đề số13

Diễn biến tâm trạng của Uy-lit-xơ trong buổi đoàn viên sau 20 năm xa cách

Bài làm

Sartre đã từng nói: “Mỗi con người chúng ta vào đời để rồi tô vẽ nên bộ mặt của mình và ngoài bộ mặt ấy ra không còn cái gi khác nữa”. Cũng như một tác phẩm để sống mãi với thời gian phải xây dựng một nhân vật sống động mang đầy đủ tính chất Người; để rồi khi “bước vào đời” họ làm nên những giá trị mĩ học cao cả. Chính nhân vật Uy-lit-xơ trong sử thi Ô- đi-xê đã làm nên “bộ mặt” đẹp nhất đại diện cho con người Hi Lạp như một nhà văn nhận định : “Hô-me-rơ đã xây dựng Uy-lít-xơ thành nhân vật đã kết tinh được phẩm chất cao đẹp nhất mà người Hi Lạp đang khao khát vươn tới”.

Tại sao chúng ta lại khẳng định chàng Uy-lít-xơ là một hình tượng đẹp nhất ? Để hiểu rõ xin lấy đoạn trích Uy-lit-xơ trở về để minh chứng . Qua đoạn trích, ta sẽ thấy chân dung một người anh hùng, một con người thông minh tài giỏi, cương nghị.

Trong buổi đoàn viên sau hai mươi năm, tâm trạng Uy-lit-xơ vừa hồi hộp vui sướng nhưng lại vừa lo âu khi ngồi đối diện với vợ - Pê-nê-lốp , người phụ nữ thông minh thuỷ chung chờ chồng. Trước đó, Uy-lit-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp đã tổ chức thi bắn. Dựa vào đó mà hai cha con Uy-lít-xơ tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành.

Hai mươi năm xa cách, giờ đây được đoàn tụ thật hạnh phúc biết bao, chàng mong chờ vòng tay âu yếm của vợ, mong chờ những nụ hôn nồng cháy, những lời hỏi thăm, những giọt nước mắt...

Chao ôi ! Cái cảm giác lênh đênh xứ người xa lạ, biết bao gian khổ cay đắng, nhìn cảnh nhìn người đều khắc lên một nỗi nhớ- nhớ quê hương, nhớ người thân, mỗi lúc cứ trào lên trong lòng chàng. Nhưng rồi khi đứng trước vợ, chàng phải đối diện với sự lạnh nhạt hững hờ. Uy-lit-xơ không hề nóng vội, không hề hấp tấp, với cái đầu “lạnh”, chàng nén cái cháy bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh tự tin. Chàng giữ thái độ đó chính là niềm tin của chàng vào vợ mình, Uy-lit-xơ tin rằng sẽ có lúc Pê- nê-lốp sẽ nhận ra chàng, nhận ra người chồng đã 20 năm chia xa. Chính niềm tin đã giúp chàng kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi tình cảm của Pê-nê- lốp. Đã có những lúc ngồi dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường chàng phân vân tự hỏi : “người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình ?”. Nàng sẽ hành động ra sao ? “Chờ đợi là một điều khủng khiếp nhưng không có gì chờ đợi còn khủng khiếp hơn”. Chính khoảng thời gian chờ đợi ấy đã tiếp thêm sức lực và hi vọng trong chàng. Sự kiên nhẫn chờ đợi và sự giục giã của những người thân cận bên chàng. Nhũ mẫu Ơ-ric-lê hết lời khuyên nhủ, khẳng định với Pê-nê-lốp rằng “Chồng con đang ở đây, ngay tại nhà này”. Con trai chàng, Tê-lê-mác thấy thái độ lạnh nhạt của mẹ liền buông lời trách móc gay gắt : “Me ơi! Mẹ thật tàn nhẫn...". Họ càng giục Pê-nê- lốp bao nhiêu thì Uy-lít-xơ càng kiên nhẫn chờ đợi không nản lòng. Vì chàng biết phải có hồi kết thúc và sự thật thì không có gì phải nôn nóng, thế nào cũng sẽ được nhận ra

Kiên nhẫn và chờ đợi là những gì Uy-lít-xơ đã làm, chàng tin tưởng và hy vọng hạnh phúc trọn vẹn sẽ đến với gia đình chàng. Uy-lít-xơ “mỉm cười”. Nụ cười đồng tình, chấp nhận, tin tưởng. Chàng nhẫn nại nghe mọi người đối thoại, thể hiện một phong thái cao quí, rộng lượng. Vậy mà trái

tim băng giá kia vẫn lặng thinh. Chàng liền giải thích cho con trai hiểu rõ thái độ đó của mẹ, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho ngôi nhà hạnh phúc. Đó là lời giải thích khôn ngoan : “Mẹ con muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng nhận ra cha, chắc chắn như vậy”.

Cũng có lúc chàng giận dỗi, lo âu. Uy-lít-xơ giận sự giá băng, không nhận ra chồng của Pê-nê-lốp là do vẻ ngoài rách mướp bẩn thỉu. Sau khi tắm rửa xong, thay bộ quần áo mới trông Uy-lit-xơ “đẹp như một vị thần”. Khi nghe vợ sai nhũ mẫu mang chiếc giường kiên cố lại, chàng đã giật mình “chột dạ”. Chàng đã giải thích tường tận cho vợ về chiếc giường bí mật ấy, đó là một chiếc giường đặc biệt làm ra từ một gốc cây ô liu, không ai có thể nhấc ra, ngoài những vị thần. Phép thử về chiếc giường bí mật mà Pê-nê-lốp đưa ra Uy-lit-xơ đã giải đáp ngờ vực. Đoạn trích miêu tả cách ứng xử với tình yêu, tình vợ chồng, hạnh phúc gia đình bền vững cần một sự thông minh, tỉnh táo, kiên nhẫn, rộng lượng, hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau.

Uy-lit-xơ không chỉ là một anh hùng chiến trận, chàng còn là người anh hùng của trí tuệ trong hành trình tìm lại hạnh phúc riêng tư. Chính câu trả lời của chàng là chìa khoá vàng mở cánh cửa trái tim nàng Pê-nê-lốp xinh đẹp, nàng “bủn rủn cả chân tay”, nàng bèn chạy lại nước mắt chan hoà ôm lấy cổ chồng. Đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của hai trái tim yêu đương. Uy-lit-xơ cảm thông và trân trọng người vợ đáng thương của mình : “Uy-lit-xơ càng thêm muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao yêu thương, người bạn đời chung thuỷ của mình ”.

Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về sau hai mươi năm xa cách bởi chiến tranh và lưu lạc khiến cả gia đình chàng vừa mừng vừa tủi. Đây là màn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kịch có ý nghĩa tố cáo chiến tranh sâu sắc, nguyên nhân của những cuộc chia li tan nát. Việc Pê-nê-lốp không nhận ra chồng mình là một bản cáo trạng nghiêm khắc đối với cuộc chiến tranh như cuộc chiến thành Tơ-roa.

Chỉ qua một đoạn trích ngắn tâm trạng Uy-lit-xơ bộc lộ trên nhiều bình diện khác nhau tạo thành những cung bậc khác nhau cho ta hiểu rõ hơn về một vị anh hùng tài trí, dũng mãnh. Nhưng cái mà chàn cần là quê hương với một người vợ chung thuỷ, biết bảo vệ hạnh phúc và một gia đình hiểu biết lẫn nhau.

Đề số 14

Vẻ đẹp hình tượng Xi - ta trong đoạn trích Ra- ma buộc tội

Bài làm

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời mông muội xa xưa cho tới nay, văn học đã xuất hiện và gắn bó với con người như một sự trợ giúp linh hồn, gửi gắm những ước mơ khát vọng.

Sử thi, loại hình văn học hình thành ngay trong buổi đầu của đời sống cộng đồng cũng không nằm ngoài vai trò này. Nhân vật trung tâm là những con người mang tầm vóc lớn lao, phi thương mà cũng rất gần gũi, thân quen. Khi đối mặt với kẻ thù, họ anh dũng vô song nhưng khi đối mặt với người yêu dấu cũng lại có những say mê, giận hờn, nghi hoặc... Đoạn trích Ra-ma buộc tội trong sử thi Ra-ma-ya-na là một minh chứng. Nội dung đoạn trích tập trung vào sự ghen tuông và ngờ vực của Ra-ma song

thành công hơn cả là khắc hoạ được những đợt sóng lòng, tâm trạng nàng Xi-ta trước cơn bão tố của người chồng.

Như bao người phụ nữ cao quí trên đời, Xi-ta yêu chồng và hết mực thuỷ chung. Tài sắc tuyệt thế giai nhân, lớn lên trong vương giả. Song vì chồng mà không ngại gian nan, mười bốn năm lưu đày vẫn được xem là

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN CHỌN LỌC LỚP 10 (Trang 35)