Phân loại mạng theo topo và giao thức sử dụng. Các mạng thường hay được nhắc đến: mạng SNA của IBM, mạng ISO, mạng TCP/IP.Kiến trúc mạng : Thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo truyền thông một cách tin cậy.Các kiến trúc mạng: mạng hình tuyến ( bus): mát tính và các thiết bị ngoại vi dùng chung 1 đường cáp mạng chính để truyền thông+ mạng
hình sao (star): mát tính và các thiết bị ngoại vi được kết nối với 1 thiêt bị kết nối
trung tâm tạo khả năng làm vc độc lập giữa các thiết bị.+ mạng dạng vòng: máy tính và các thiết bị đc sắp xếp xung quanh 1 vòng khép kín. Mạng cho phép mở rộng phạm vi kết nối nhờ có các thiết bị dùng để khuếc đại khi chuyển tín hiệu cho các nút kế tiếp.
Chuẩn hóa mạng: định ra các chuẩn để có thể dùng các thiết bị mạng đc sane xuất
bởi bát kì nhà sản xuất nào+ một số tổ chức chuẩn hóa mạng: EIA, TIA,ISO, ANSI, IEEE Trong đó hai tổ chức TIA và EIA kết hợp với nhau để đưa ra nhiều đặc tả cho các thiết bị truyền dẫn cũng như đưa ra nhiều sơ đồ nối dây. IEEE có nhiều tiểu ban. Trong đó Tiểu ban 802 phụ trách về các chuẩn cho mạng cục bộ.
Một số chuẩn mạng cục bộ quan trọng do tiểu ban này đưa ra như: + 802.3:
Chuẩn cho mạng Ethernet+ 802.4: Chuẩn cho mạng Token-Bus+ 802.5: Chuẩn mạng Token-Ring +802.11: Chuẩn mạng không dây
Câu 25: Giao thức của mạng máy tình là gì? Cho ví dụ và giải thích về các giao thức này?
Giaothức của mạng máy tính là: tập hợp các luật và chuẩn được đặt ra để giúp
cho máy tính có thể kết nối vs nhau và trao đổi thông tin sao cho hiệu quả nhất, có ít lỗi nhất có thể. Ví dụ TCP/IP: truyền thông tin giữa các máy tính trên mạng internet. Vai trò của giao thức là quan trọng k thể thiếu. các dạng liên kết của giao thức: giao thức hướng kết nối và giao thức không kết nối, giao thức có khả năng định tuyến và k có khả năng định tuyến.Ví dụ về giao thức TCP/IP: TCP là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng.Giao thức IP: Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò của IP là vai trò của giao thức tầng mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là một giao thức kiểu không liên kết có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu. Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP 32 bits. Mỗi giao diện trong 1 máy có hỗ trợ giao thức IP đều phải được gán 1 địa chỉ IP Địa chỉ IP gồm 2 phần: địa chỉ mạng và địa chỉ máy Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hay nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một máy tính bất kỳ trên liên mạng. Do tổ chức và độ lớn của các mạng con của liên mạng có thể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Trong lớp A, B, C chứa địa chỉ có thể gán được. Lớp D dành riêng cho lớp kỹ thuật multicasting. Lớp E được dành những ứng dụng trong tương lai.Các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý của các trạm trên đó một mạng cục bộ Giao thức điều khiển truyền dữ
liệu TCP: TCP là một giao thức "có liên kết", nghĩa là cần phải thiết lập liên kết
giữa hai thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu với nhau. Một tiến trình ứng dụng trong một máy tính truy nhập vào các dịch vụ của giao thức TCP thông qua một cổng của TCP. Số hiệu cổng TCP được thể hiện bởi 2 bytes. Một cổng TCP kết hợp với địa chỉ IP tạo thành một đầu nối TCP/IP duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ một liên kết logic giữa một cặp đầu nối TCP/IP. Một đầu nối TCP/IP có thể tham gia nhiều liên kết với các đầu nối TCP/IP ở xa khác nhau. Trước khi truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần phải thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng.Các thực thể của tầng trên sử dụng giao thức TCP thông qua các hàm gọi trong đó có các hàm yêu cầu để yêu cầu, để trả lời. Trong mỗi hàm còn có các tham số dành cho việc trao đổi dữ liệu.
Câu 26: Trình bày khái niệm mạng máy tính và một số thiết bị của mạng máy tính.
Mạng máy tính:Mạng máy tính là một tập hợp các máy Tính và thiết bị được nối
với nhaubằng các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó nhằm chia sẻ các tiềm năng của mạng.
Thiết bị mạng: kết nối các thiết bị ng dùng cuối lại với nhau giúp có thể truyền
tin. 1 số thiết bị của mạng máy tính: Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater. Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Khi cấu hình mạng là hình sao, Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI , Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.
Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi
một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Router: là 1 thiết bị đặc biệt cho phép các mạng cục bộ LAN có thể kết nối vào mạng diện rộng WAN, Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của
một Router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với Router
Câu 27 : Cách thức tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý có ưu điểm gì so với tổ chức dữ liệu trên các tập tin truyền thống? Khi sử dụng tổ chức dữ tư liệu trên các tập tin truyền thống gặp phải 1 số hạn chế
sau đây: + dư thừa dữ liệu: cùng một dữ liệu được tìm thấy ở nhiều nơi, dữ liệu bị trùng lặp+ không nhất quán: dư thừa dữ liệu hoặc k thống nhất giữa dữ liệu+sụ phụ thuộc giữa chương trình ứng dụng và dữ liệu: chương trình ứng dụng phải làm chủ cách tổ chức số liệu nên bị phụ thuộc dữ liệu, tốn chi phí cho viết và bảo trì chương trình+ thiếu sự linh hoạt: sự liên kết k được chú trọng, hệ thống có thể tạo các báo cáo định kì nhưng khó tạo các báo cáo tức thời đáp ứng yêu cầu nhà quản lý, khó tìm kiếm thông tin trong hệ thống một cách kịp thời.+ thiếu sư an toàn bảo mật: kiểm soát dữ liệu k thống nhất trên một hệ thống, khó kiểm soát vc truy nhập, sửa chữa trên dữ liệu, khó kiểm soát việc phân phối thông tin.
Khi tổ chức dữ liệu trong cơ sơ dữ liệu của hệ thống thông tin đã khắc phục được những hạn chế của vc tổ chức theo kiểu truyền thống và có một số ưu điểm nổi bật hơn so với kiểu truyền thống đó là: + CSDL được tổ chức có cấu trúc thành các bản ghi các trường dữ liệu, các dữ liệu dự trữ có mối quan hệ với nhau giúp dễ dàng truy cập và quản lý.+ cở sở dữ liệu cung cấp khat năng trừu tượng hóa dữ liệu thông qua 3 lớp: lớp vật lý, lớp logic, lớp bên ngoài.+ Giảm bớt dư thừa dữ liệu trong lưu trữ, Nếu tổ chức lưu trữ theo lý thuyết CSDL thì có thể hợp nhất các tệp lưu trữ của các bài toán trên, các chương trình ứng dụng có thể cùng chia sẻ tài nguyên trên cùng một hệ CSDL.+ Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL sẽ tránh được sự không nhất quán trong lưu trữ dữ liệu và bảo đảm được tính toàn vẹn của dữ liệu+ tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL có thể triển khai đồng thời nhiều ứng dụng trên cùng 1 CSDL: điều này có nghĩa là các ứng dụng k chỉ chia sẻ chung tài nguyên dữ liệu mà còn trên cùng 1 CSDL có thể triển khai đồng thời nhiều ứng dụng khác nhau tại các thiết bị cuối khác nhau+ Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết cơ sở dữ liệu sẽ thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và các
biện pháp bảo vệ, an toàn dữ liệu: Các hệ CSDL sẽ được quản lý tập trung bởi một người hay một nhóm người quản trị CSDL, bằng các hệ quản trị CSDL. Người quản trị CSDL có thể áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy định, thủ tục chung như quy định thống nhất về mẫu biểu báo cáo, thời gian bổ sung, cập nhật dữ liệu. Điều này làm dễ dàng cho công việc bảo trì dữ liệu