Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ tín DỤNG của các CÔNG TY tài CHÍNH ở VIỆT NAM (Trang 26)

Kiểm soát nội bộ của CTTC cần tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan và kịp thời. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cần xác điịn rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận giám sát và cần đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại để kiểm soát thường xuyên, liên tục việc tuân thủ, đảm bảo an toàn trong hoạt động của CTTC.

* * *

KẾT LUẬN

Sau một thời gian dài hoạt động, CTTC đã bước đầu khẳng định vai trò trên trị trường dịch vụ tín dụng. Cho đến thời điểm 31/12/2013, ở Việt Nam có 17 CTTC đa dạng loại hình sở hữu, mô hình tổ chức và quy mô. Với chức năng trung gian tín dụng, CTTC huy động vốn nhàn rỗi đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng trong nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng, CTTC đã bộc lộ nhiều hạn chế về dịch vụ cung ứng kém tính cạnh tranh và hoạt động tín dụng không đảm bảo an toàn. Luận án đã xác định được nguyên nhân và phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề trên nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng- đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các CTTC. Bằng việc vân dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra:

Một là, hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về công ty tài chính và hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng của công ty tài chính.

vụ tín dụng, học hỏi kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng tại các công ty tài chính trên thế giới nhằm làm rõ thêm những lợi ích, rủi ro và các điều kiện cần và đủ để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ tín dụng tại công ty tài chính.

Ba là, khảo sát thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng của một số công ty tài chính; luận án tập trung nghiên cứu về mô hình quản lý dịch vụ tín dụng, phương thức phát triển và kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng của một số công ty tài chính; nguyên nhân của những thành công và hạn chế của hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng của một số công ty tài chính.

Bốn là, đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng của các công ty tài chính ở Việt Nam, đồng thời luận án đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước điều chỉnh, bổ sung văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng của các công ty tài chính ở Việt Nam

Tác giả luận án hy vọng, với những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần phát triển hoạt động của CTTC, hướng tới phát triển bền vững hệ thống TCTD, thực hiện được mục tiêu kinh tế xã hội. Đồng thời tác giả cũng rất mong sự quan tâm góp ý của các nhà khoa học và những người quan tâm để luận án hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ tín DỤNG của các CÔNG TY tài CHÍNH ở VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w