BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN 1 Phương pháp giải chung:

Một phần của tài liệu PHÂN LOẠI bài tập hóa học THEO TỪNG DẠNG (Trang 30)

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khíH2 (ở đktc); Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc) Giá trị của

BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN 1 Phương pháp giải chung:

1. Phương pháp giải chung:

- Đối với dạng này chúng ta cần phải viết được sản phẩm của quá trình điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch. Đặc biệt là điện phân dung dịch:

+ Ở catot ( cực âm): Thứ tự xảy ra điện phân như sau: Au3+, Ag+, Cu2+, H+, Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Zn2+, H2O, Al3+, Mg2+, Ca2+, Na+, K+

Ví dụ: Ag+ + 1e→ Ag

H2O + 2e→ H2 ↑ + 2OH-

+ Ở anot ( cực dương): thứ tự xảy ra điện phân như sau: I-, Br-, Cl-, OH-, H2O, SO42-, NO3-

Ví dụ: 2Cl- → Cl2 + 2e

- Vận dụng công thức của định luật Faraday:

Trong đó: m là khối lượng chất thu được ở các điện cực ( g) A là nguyên tử khối của chất ở điện cực

I là cường độ dòng điện (A) t là thời gian điện phân (s)

n là số e nhường hoặc nhận của chất ở điện cực F là hằng số faraday = 96500

2. Một số bài tập tham khảo

Bài 1. Điện phân dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ trong thì thu được 1gam Cu. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là

A. 50 phút 15 giây. B. 40 phút 15 giây. C. 0,45 giờ. D. 0,65 giờ.

Bài 2. Điện phân một dung dịch muối nitrat của một kim loại M hóa trị n với cường độ dòng I = 9,65 A, thời gian điện phân 400 giây thì thấy khối lượng catot tăng 4,32 gam. M là kim loại:

A.Cu B. Ag C. Fe D. Zn

Bài 3. Điện phân 500 ml dung dịch A chứa CuCl2 0,2 M, NaCl 0,1 M với cường độ dòng điện I= 4 A, thời gian t giây đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại.Giá trị của t là: A. 4250 giây B. 3425 giây C. 4825 giây D. 2225 giây

Bài 4. Điện phân 2 lít dung dịch AgNO3 0,03 M một thời gian thu được dung dịch A có pH= 2. Hiệu suất điện phân là: ( coi thể tích dung dịch không đổi)

A. 66,67% B. 25% C. 30% D. 33,33%

Bài 5. Điện phân 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,2 M đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng lại thu được dung dịch A. Dung dịch A có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Fe?

( biết rằng có khí NO duy nhất thoát ra ngoài)

A. 8,4 gam B. 4,8 gam C. 5,6 gam D. 11,2 gam

Bài 6. Hòa tan 11,7 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn, thu được 500 ml dung dịch có pH= 13. Hiệu suất điện phân là:

A. 15% B. 25% C. 35% D. 45%

Bài 7. Điện phân 1 lít dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH= 2. Coi thể tích dung dịch sau điện phân không thay đổi. Khối lượng bạc bám ở catot là:

A. 2,16 gam B. 1,08 gam C. 0,108 gam D. 0,54 gam

Bài 8. Điện phân 1 lít dung dịch NaCl dư với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi dung dịch thu được có pH=12 ( coi lượng Cl2 tan trong H2O ko đáng kể, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể), thì thể tích khí thoát ra ở anot ( đktc) là bao nhiêu?

A. 0,336 lít B. 0,112 lít C. 0,224 lít D. 1,12 lít

Bài 9. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32g Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X nói trên vào 200ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể

tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là:

Một phần của tài liệu PHÂN LOẠI bài tập hóa học THEO TỪNG DẠNG (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w