nền KTTT định hướng XHCN
Trong những thập kỷ gần đây, theo nhiều nhà khoa học tiến bộ trên thế giới, nội hàm của khái niệm công bằng xã hội không chỉ giới hạn trong công bằng về kinh tế - mặc dù đây vẫn là yếu tố nền tảng – mà còn là công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội. Công bằng xã hội bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân / nhóm xã hội với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội... Sự không phù hợp trong những quan hệ đó bị xem là bất công.
Từ đầu những năm 1990, các chuyên gia hàng đầu của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) lại nhấn mạnh rằng: Nội dung cốt lõi của công bằng xã hội là công bằng về cơ hội phát triển, thể hiện ở sự công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với mỗi cá nhân hay mỗi chủ thể.
Công bằng về cơ hội phát triển và sự thể hiện của nó trong công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển tất yếu phải bao hàm cả sự công bằng trong phân phối các điều kiện sản xuất và công bằng trong phân phối tư liệu tiêu dùng (phân phối thu nhập). Đúng như C. Mác đã từng chỉ ra rằng: Bất kỳ sự phân phối nào về tư liệu tiêu dùng cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính ngay những điều kiện sản xuất.
Từ những điều nêu trên, có thể đi đến nhận định rằng: Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự
phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra. Đồng thời, do hoàn cảnh cụ thể của mỗi người trong xã hội thường không giống nhau, cho nên việc tạo điều kiện cho mọi người, nhất là những người yếu thế và dễ bị tổn thương, đều có cơ hội tiếp cận công bằng với các nguồn lực phát triển luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội.
3.4.2. Cụ thể hóa hệ quan điểm về kết hợp tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và CBXH ở nƣớc ta trong thời gian tới