Sự thể hiện của “kiêm ái” trong đời sống chính trị và sinh hoạt

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Kiêm Át của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay (Trang 39)

thường ngày

2.1.3.1. “Kiêm ái” trong đời sống chính trị với các phạm trù “phi công”, “thượng đồng”, “thượng hiền”

* Phi công

Đây là thiên nói về chiến tranh rất nổi tiếng của Mặc Tử. Mặc Tử đã chủ trương “kiêm ái” nay lại tận mắt nhìn thấy những thảm họa chiến tranh do các nước chư hầu gây ra, Mặc Tử tỏ thái độ căm ghét chiến tranh, phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, đả phá, mạt sát thái độ hiếu chiến của bọn vua chúa đương thời. Ông cho rằng, chính sách “nghi binh” thường dùng không phải là gốc rễ để giữ sự thái bình thịnh trị cho xã hội. Khi thấy các nước giao chiến với nhau Mặc Tử luôn đem thuyết “chiến tranh luôn bất lợi cho hai bên” để giảng giải can ngăn họ. Ông chỉ ra chiến tranh bất lợi vì ba lý do:

- Một là, chiến tranh xâm lược nếu thua thì tất nhiên là bất lợi, mà nếu thắng thì lợi không đủ bù hại. Vì muốn giành được chiến thắng thì phải tàn sát, đốt phá tan hoang thành địch, khi chiếm được chỉ là thành không, thành chết.

- Hai là, kẻ đi xâm lược hiểu lầm rằng hễ chiếm được đất đai, mở mang thêm bờ cõi là giàu mạnh mà không biết rằng khi mình đánh người thì mình cũng lực cạn sức suy. Lúc đó kẻ thứ ba đang rình mình, nếu có cơ hội sẽ đánh

mình. Nếu không, thì chính kẻ thua sẽ nuôi thù, giữ hận, tự cường đến khi mình yếu rồi sẽ đánh lại. Cứ xét lịch sử sẽ rõ, không có nước nào dùng chiến tranh mà mạnh và giữ được đất lâu.

- Ba là, người là do trời sinh, là dân của trời. Nay gây chiến tranh giết người, gây điều ác là trái với ý trời, trời sẽ trừng phạt.

Mặc Tử cho rằng, việc nước này tấn công nước khác chỉ vì hai lý do: một là hám lợi cho riêng nước mình và hai là ham danh thắng người khác cho bản thân mình.

Về lợi, Mặc Tử chỉ rõ muốn chiến tranh phải bắt dân bỏ việc ruộng đồng. Bỏ một mùa, một trăm họ đói rét. Khi cất quân đi thì người khỏe, ngựa mập, tên tre, cờ lông, màn trướng, giáp dày, mác nhọn nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Khi về thì quân khí hư hỏng, người, ngựa gầy còm, bệnh tật, chết chóc cũng nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Cho nên cái lợi là lợi của vua chúa chứ thần dân cả bên thắng lẫn bên thua đều bị hại. Như vậy, chiến tranh có lợi cho ít người, có hại cho nhiều người. Vì vậy, cần phản đối chiến tranh.

Về danh, Mặc Tử cho rằng người đời thường ham danh thắng người khác nhưng xét đến cùng, cái danh ấy chẳng dùng được vào việc gì, nó chỉ là thứ vô dụng.

Như vậy, vì lợi của mình, vì danh của mình mà xâm chiếm nước khác là bất nhân, bất nghĩa, trái với ý trời, trái với đạo làm người, nên “kiêm ái” là phải “phi công”.

Mặc Tử đã đưa ra những quan điểm đầy tính biện luận về sự chết chóc trong chiến tranh, phân biệt điều nghĩa, điều bất nghĩa trong đời sống xã hội. Ông đưa ra ví dụ: “Giết một người thì gọi là bất nghĩa, tất có một tội chết. Nếu cứ theo đấy mà luận, thì giết mười người thì mười lần bất nghĩa nặng hơn, tất phải tội mười lần chết. Giết trăm người, bất nghĩa nặng lên trăm lần, tất phải đền tội trăm cái chết. Như thế người quân tử trong thiên hạ đều biết mà chê gọi là bất nghĩa. Nay điều bất nghĩa cực lớn là cướp nước thì không

biết là trái, còn hùa theo mà khen, gọi là nghĩa. Tình thực không biết là bất nghĩa, cho nên chép lại lời nói để lại cho thế hệ về sau. Nếu có biết là bất nghĩa thì sao còn viết sách nói điều bất nghĩa để lại hậu thế hay sao?… Nay thấy làm điều trái nhỏ thì biết cho là trái, làm điều trái lớn như cướp nước thì không biết là trái, còn hùa theo mà khen là nghĩa. Như thế có thể cho là biết phân biệt điều nghĩa với bất nghĩa chăng? Bởi thế nên biết rằng người quân tử trong thiên hạ rối loạn trong việc biện biệt điều nghĩa với bất nghĩa vậy” [38, tr.317-318].

Đưa ra quan điểm phản đối chiến tranh xâm lược nhưng Mặc Tử vẫn bênh vực chiến tranh tự vệ, trong thực tế tổ chức của Mặc gia rất giỏi tự vệ. Tư tưởng này của ông đã bị rất nhiều người phê phán, bởi lẽ họ cho rằng Mặc Tử tự mâu thuẫn với chính mình “vừa ghét chiến tranh - vừa ủng hộ chiến tranh”. Thực ra thì trong “phi công”, Mặc Tử chỉ bàn về chiến tranh tự vệ hay thuật phòng vệ của một nước nhỏ mà thôi. Ông nói: “Binh là cái móng nhọn của nước, thành trì là để tự thủ”, hay “nước lớn mà không dám đánh nước nhỏ là vì nước nhỏ chất chứa quân nhu nhiều, thành quách được sửa sang, trên dưới đều hòa thuận với nhau” [5, tr.115].

Như vậy, qua thiên “phi công” chúng ta thấy tư tưởng phản đối chiến tranh của Mặc Tử một mặt thể hiện thái độ của ông đối với sự xâm lược thôn tính lẫn nhau trong xã hội đương thời, mặt khác nó cũng là đòn cảnh cáo đối với bọn gây chiến và những điều lợi, điều bất lợi trong và sau chiến tranh ở mỗi nước.

* Thượng hiền

Vào thời Mặc Tử, nền chính trị quý tộc theo tông pháp nhà Chu đã bị lung lay, nhưng chế độ thống trị cha truyền con nối vẫn chưa bị tiêu diệt, quyền thế nói chung vẫn nằm trong tay quan lại quý tộc. Bàn về chính trị lúc ấy, ngay cả Khổng Tử, mặc dù phản đối chế độ cai trị theo dòng dõi huyết thống, chủ trương “hữu giáo vô loại”, đòi kẻ thống trị phải coi trọng con

người, nhưng vì lợi ích giai cấp nên vẫn bảo vệ chế độ lễ nghĩa nhà Chu, “yêu thương người thân, quý trọng người sang”. Điều này hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa “kiêm ái” của Mặc Tử. Dựa trên nền tảng quan điểm yêu thương tất cả mọi người của “kiêm ái”, Mặc Tử đã kịch liệt phản đối chế độ cai trị có tính chất thế tập. Ông đã phê bình nền thống trị đương thời một cách gay gắt ở chỗ: trong chế độ này họ hàng thân thuộc thì dùng, bỗng nhiên vô cớ trở nên giàu có, thấy mặt mũi sáng sủa thì dùng. Vì thế cho nên mới xảy ra chuyện, một người không thể cai trị nổi một trăm người thì lại cho làm quan cai trị cả một ngàn người, một người không đủ sức cai trị một ngàn người thì lại cho làm quan cai trị cả một vạn người. Điều đó dẫn đến chức quan lớn gấp mười lần năng lực của họ. Mà việc của dân, của nước ngày nào cũng phải thi hành nhưng năng lực của quan thì không thể trong ngày một, ngày hai mà tăng nhanh chóng được nên dù quan có cố gắng hết sức thì mười phần công việc chỉ giải quyết được một phần. Từ đó dẫn tới việc xã hội bê trễ, người dân đói không có ăn, rét không có mặc, mệt nhọc không được nghỉ ngơi và từ đó dẫn tới sự bất bình trong dân khiến dân nổi loạn làm cho xã hội rối ren không được thịnh trị.

Từ những gì nhìn nhận thấy trong xã hội Mặc Tử đã đưa ra chủ trương “thượng hiền”, lựa chọn và sử dụng những người hiền tài, nhân đức bất kể họ ở địa vị nào trong xã hội để đưa lên giữ trọng trách chăn dân, trị nước. Ông nói: “Quan không quý đời đời, mà dân không tiện mãi mãi. Ai có tài năng thì đề cử họ. Ai không có tài năng thì hạ họ xuống” [5, tr.111].

Với quan điểm trọng người hiền tài Mặc Tử muốn đả phá sự hạn chế của giai cấp thống trị đương thời và muốn lấy một thứ chế độ dựa trên tài năng, đức hạnh làm tiêu chuẩn để thay thế cho chế độ cha truyền con nối đang thống trị trong xã hội. Đây là mầm mống của những tư tưởng dân chủ. Mặc Tử nói: “Các bậc vua chúa và những chức quan to, nếu sáng suốt biết tôn trọng người hiền và sử dụng các tài năng vào chính sự thì sẽ làm cho dân

không bị tình trạng đói mà không được ăn, mệt nhọc không được nghỉ ngơi, loạn lạc không được bình trị. Cho nên các bậc thánh vương xưa vẫn thường xét kỹ để tôn trọng người hiền, sử dụng người tài làm chính sự. Và như thế là theo đúng lẽ trời. Dù là trời cũng không phân biệt nghèo giàu, sang hèn, xa gần, thân sơ, có người hiền tài thì đưa lên và tôn trọng họ, kẻ ngu đần thì dẹp xuống và bỏ đi” [45, tr.144].

Ở đây nền chính trị với người hiền tài của Mặc Tử đã khác nhau về căn bản với nền chính trị và người hiền, người tài của Khổng - Mạnh. Nền chính trị của người hiền, người tài của Mặc Tử là một thứ chủ nghĩa dân chủ nhằm đả phá sự hạn chế giai cấp và thành phần tham gia chính trị của ông cũng rất phong phú, ngoài những quý tộc phong kiến, còn có cả những người làm nghề nông, những người làm thợ thuyền. Thêm vào đó, Mặc Tử chỉ ra người hiền, có tài năng là do toàn thể dân chúng cùng tuyển cử ra. Quan điểm này đả phá bỏ tập tục cha truyền con nối, về căn băn đả phá sự gò bó về đẳng cấp trong chính trị đối với công nông.

Tìm hiểu về vai trò của người hiền tài trong đời sống chính trị, chúng ta cần phải hiểu, vậy theo quan niệm của Mặc Tử như thế nào thì được gọi là người hiền tài, xứng đáng lãnh đạo đất nước? Và vị thế của người đứng đầu trong bộ máy chính quyền ra sao?

Trước hết về vấn đề người hiền tài. Theo Mặc Tử đấy không phải là những người chỉ biết vâng, biết dạ, ai bảo làm gì thì cứ làm theo như một cái bóng, không có ý kiến cá nhân, lúc nào cũng phục tùng mệnh lệnh, không có tính sáng tạo. Mà theo ông, đó phải là những người biết làm điều nghĩa, trọng điều nghĩa, luôn hướng về cái nghĩa, cái lợi cho thiên hạ chứ không theo chủ nghĩa cá nhân, hám lợi cho riêng mình, đó là những người biết hành động theo cách riêng của mình, có chính kiến trong mọi chuyện và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi hành vi do mình gây ra, không đổ tội cho người khác. Để làm được điều trên thì người hiền phải tự tu thân, tự bồi dưỡng đức hạnh,

rèn luyện cách ăn nói cho phải đạo phải tình, trau dồi thêm kiến thức. Có làm tốt việc này thì mới có thể giúp vua giữ nghiêm được hình pháp; giúp nước có được của cải dự trữ, tài nguyên không mất mát; giúp dân không bị đói khổ.Ở đây chính sách thượng hiền của Mặc Tử đã bộc lộ mẫu người lý tưởng của ông. Đấy là con người biết tự tu thân, siêng năng, cần mẫn với công việc của mình. Họ có đủ trí lực, tài lực, sức lực để thi hành “kiêm ái” cho bình thiên hạ. Và chỉ có những người hiền tài như vậy mới để bề dưới cảm phục, tuân thủ cái mà Mặc Tử gọi là “thượng đồng” mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Đó là quan điểm về người hiền tài, song song với nó Mặc Tử còn đề cập đến vai trò và vị thế của người đứng đầu nhà nước.

Trong tư tưởng của mình Mặc Tử cho rằng con người không thể tách rời khỏi lao động. Vì thế, ngay cả người cầm quyền cũng phải tham gia lao động xã hội và còn phải có kế hoạch sản xuất, cung cấp các thứ cần thiết cho đời sống, cải thiện đời sống cho toàn thể xã hội, chứ không phải là tách rời lao động, ngồi không hưởng thụ, bóc lột thành quả lao động của người khác. Mặc Tử đã đưa ra ví dụ rất hay đánh vào tầng lớp vua chúa, quan lại thời bấy giờ, theo ông xã hội cũng như một gia đình thu nhỏ, “Nay nếu có người như thế này: có mười người con mà chỉ có một người cày cấy và chín người ngồi không, thế thì người cày cấy không thể không bị vất vả. Sao vậy? Vì người ăn thì đông mà người cày thì ít”. Chỉ ra thói hưởng thụ của tầng lớp trên ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội như thế nào. Từ đó ông đòi hỏi ai cũng phải lao động, không thể nào tồn tại được chuyện “người làm, người chơi” được và đặc biệt là những người đứng đầu nhà nước phải làm gương trước tiên để cho dân noi theo.

Liên hệ một chút với Việt Nam, chúng ta trong thời kỳ phong kiến các vua chúa đã thực hiện điều này bằng việc mở hội cày ruộng đầu năm mới, khi ấy các vị vua cũng xuống đồng cày những luống ruộng đầu tiên khởi đầu mùa mới. Lễ xuống đồng của nhà vua thời ấy được gọi là lễ tịch điền (hay còn gọi

là lễ hạ điền), là một trong những lễ hội ảnh hưởng lớn trong cộng đồng quốc gia nông nghiệp. Lễ này do nhà vua đích thân khai mạc. Sau ba đường cày của vua, các quan cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước. Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào năm 987, dưới thời vua Lê Đại Hành. Năm ấy, khi cày ruộng nhà vua phát hiện được một hũ vàng. Năm sau (988), nhà vua cày ở thửa ruộng khác lại phát hiện được một hũ bạc. Vì thế mà hai thửa ruộng này được đặt tên là “kim ngân điền”. Thực ra, số vàng bạc ấy là do vua sai người chôn sẵn, nhằm khích lệ nhân dân ham cày ruộng thì có ngày sẽ “bắt được vàng”, Ý nghĩa sâu xa hơn là siêng năng cày cấy sẽ làm ra vàng bạc. Sau này có vua Lý Thái Tông, chúa Trịnh, vua Minh Mạng v.v… Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng thỉnh thoảng Người vẫn có thói quen đi thăm đồng, nhổ cỏ lúa, tát nước, trò chuyện với nông dân, làm cho nhân dân miền Bắc rất phấn khởi v.v… Ngày nay một số địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn duy trì ngày hội ra đồng đầu năm dưới nhiều hình thức, trong đó có những cuộc “hội nghị đầu bờ” do chính quyền tổ chức, được xem như là dấu ấn để lại của lễ Tịch điền ngày xưa.

Về quyền hạn của người đứng đầu nhà nước, theo Mặc Tử thì họ là những người do muôn dân chọn ra để nắm chính quyền cho nên nhân dân phải phục tùng một cách vô điều kiện sự lãnh đạo của họ. Thêm vào đó, nhân dân phải bày tỏ sự kính trọng và lòng trung thành đối với họ. Và ngược lại. Người đứng đầu nhà nước phải là người tài đức vẹn toàn, phải đem lòng trung thành vô hạn để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Nhân dân một mặt tuyệt đối phục tùng người đứng đầu, mặt khác vẫn có ý kiến riêng của mình, can ngăn, phê phán khi người đứng đầu nhà nước vướng phải sai lầm.

Như vậy, ở đây chúng ta thấy trong quan điểm của Mặc Tử người đứng đầu nhà nước - thiên tử không phải là do cha truyền con nối mà là do muôn

dân tuyển lựa ra. Về địa vị kinh tế thì họ và muôn dân đều bình đẳng, họ cùng làm cùng ăn với muôn dân. Về địa vị chính trị thì họ cũng đều bình đẳng, chỉ cần anh là người có tài, có đức, có năng lực, có “đạo nhân” thì không kể anh là nông nô hay thợ thuyền đều được tuyển lựa vào vị trí đứng đầu nhà nước. Không chỉ thế, nếu là người tài giỏi dù họ ở địa vị nào trong xã hội, thiên tử đều phải có nghĩa vụ đề cử và sử dụng họ.

Mối quan hệ giữa thiên tử - người đứng đầu nhà nước với muôn dân còn được trình bày rất rõ trong quan điểm “thượng đồng” trong tư tưởng triết học Mặc Tử, dựa trên nền tảng của đạo đức xã hội là “kiêm ái”.

Một phần của tài liệu Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Kiêm Át của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức mới của người Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)