Khi một mạng điện đang làm việc, các dây pha mang điện áp và các thiết bị điện làm việc được cách điện với vỏ và đất. Lúc này người vận hành sẽ không tiếp xúc với điện áp, nhưng nếu cách điện bị hư hỏng, do bất cẩn hoạc thao tác sai, con người có thể chạm vào
điện gây nên hiện tượng điện giật. Do đó trong hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có
các biện pháp đảm bảo an toàn cho con người. Một biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhằm tránh được nguy hiểm cho con người do hiện tượng trên là thực hiện nối đất cho mạng điện
và vỏ thiết bị điện.
- Có hai loại chạm điện nguy hiểm:
+ Chạm điện trực tiếp là trạng thái người tiếp xúc trực tiếp vào các phần tử mang điện
áp, nguyên nhân do bất cẩn, vô tình hoặc do hư hỏng cách điện, do thao tác đóng cắt thiết
bị điện sai,..
+ Chạm điện gián tiếp sảy ra khi có hiện tượng vỏ thiết bị hoặc có dòng điện rò trong
đất, trong sàn nhà, tường,…, con người sẽ tiếp xúc với điện áp thông qua đất, sàn, tường,
vỏ thiết bị,… bị nhiễmđiện.
- Có 3 loại nối đất:
+ Nối đất an toàn: thiết bị nối đất được nối với vỏ thiết bị.
+ Nối đất làm việc: thiết bị nối đất được nối với trung tính của MBA.
+ Nối đất chống sét: thiết bị nối đất được nối vào kim thu sét. - Các sơ đồ nối đất theo IEC
Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC có 5 sơ đồ nối đất chính, tùy thuộc vào chế đọ trung tính
nguồn, đặc điểm của nhà máy và tiêu chuẩn của từng quốc gia có thể chọn các sơ đồ nối đất sau:
- Sơ đồ TT (bảo vệ nối đất) ( ba pha 5 dây)
- Sơ đồ TN (bảo vệ nối trung tính, nối không)
+ Sơđồ TN-C (3 pha 4 dây) + Sơ đồ TN-S (3 pha 5 dây) + Sơ đồ TN-C-S
- Sơ đồ IT (trung tính cách ly, bảo vệ nối đất)