Giao thức mạng Ethernet

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa (Trang 34)

Ethernet hay còn biết đến dưới tên gọi IEEE 802.3 là một giao thức mạng chuẩn hóa việc truyền thông tin gói trong mạng cục bộ. Giao thức Ethernet được xếp vào lớp thứ hai trong mô hình OSI tức tầng data link. Phương thức truyền gói tin của Ethernet là Carrier-Sense Multiple Access/ Collision Detect (CSMA/CD).

Đây là phương thức truyền tin thông dụng, tuy nhiên để đảm bảo tính bảo mật và an toàn hệ thống thì nên sử dụng các đường truyền Ethernet nội bộ từ mạng LAN (Local Area Network), WAN (Wide Area Network), có đầy đủ giải pháp bảo mật thông tin.

Ethernet có các đặc điểm mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng: - Khởi động nhanh nhờ phương pháp kết nối đơn giản.

- Độ linh hoạt cao khi mạng hiện thời có thể được mở rộng mà không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào.

- Cơ sở cho nối mạng hệ thống mạng diện rộng (tích hợp theo chiều sâu). - Cơ sở cho các dịch vụ Internet.

- Độ sẵn sàng cao do cấu trúc mạng có dự phòng.

- Thực hiện truyền thông gần như là không giới hạn do có thể áp dụng công nghệ chuyển mạch.

- Kết nối mạng của nhiều khu vực khác nhau, ví dụ như mạng văn phòng và mạng khu vực sản xuất.

- Truyền thông diện rộng thông qua kết nối mạng diện rộng (WAN). - Dễ dàng kết nối các trạm di động vào mạng WLAN.

- An toàn đầu tư nhờ tính đảm bảo tương thích liên tục trong quá trình phát triển.

- Giám sát các thiết bị mạng liên tục với khái niệm tín hiệu đơn giản và hiệu quả.

- Trong mạng Ethernet công nghiệp có thể thực hiện việc đồng bộ hoá thời gian cho toàn bộ nhà máy. Điều này có nghĩa là các sự kiện được sắp xếp một cách chính xác theo đúng trình tự xảy ra trong toàn bộ nhà máy.

Cùng với các tính năng mạnh mẽ của Ethernet. Cổng Ethernet 502 được gán cho giao thức Modbus TCP/IP. Modbus TCP/IP kết hợp mạng vật lý đa dụng, có khả năng mở rộng với một chuẩn nối mạng phổ biến (TCP/IP) và dữ liệu độc lập với nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa (Trang 34)