2. 5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
3.5.2 Giải pháp về xây dựng văn hóa của trường:
Nhà trường coi trọng vấn đề chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cho xã hội, đặt quyền lợi sinh viên lên hàng đầu, quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ giảng viên. Các cấp lãnh đạo làm việc đúng chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc, tạo môi trường làm việc nề nếp, cởi mở, toàn trường có truyền thống đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Kết quả khảo sát cho thấy 95% giảng viên hài lòng về thù lao giảng dạy, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc và các hỗ trợ kịp thời trong công việc cũng như đời sống tinh thần từ nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường chưa tạo được phong trào tự học rộng khắp trong sinh viên. 50.52% giảng viên cho rằng sinh viên chưa có thái độ học tập tích cực, chủ động.
Nhà trường sẽ phải xây dựng được một sự đồng thuận cao trong toàn trường để thúc đẩy nhà trường tiến lên. Quá trình xây dựng chiến lược phải dẫn đến 2 sản phẩm, 1 sản phẩm hữu hình là bản kế hoạch tường minh, có các mục tiêu và chỉ số thực hiện, 1 sản phẩm vô hình là sự đồng thuận của toàn trường về phương hướng xây dựng nhà trường. Sản phẩm vô hình này là vô cùng quan trọng, thể hiện tính đân chủ trong việc điều hành nhà trường, tạo sức mạnh tinh thần thúc đẩy nhà trường tiến lên. Việc xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn trong trường giúp mọi người sẽ có ý thức
về vai trò của mình trong việc phát triển trường và nhà trường sẽ xây dựng được sự đoàn kết cao.
Tổ chức tốt cuộc sống cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là ở KTX, trong các hoạt động đoàn thể, cần lôi cuốn sự tham gia của sinh viên để họ được thể hiện vai trò chủ động của mình, đồng thời các hoạt động của sinh viên cần thấm nhuần nội dung giáo dục về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, văn hóa ứng xử,...như: " Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảnh viên để đảm bảo trang bị, cập nhật tri thức cho người thầy trong quá trình giảng dạy.
Tóm tắt:
Chương III với nội dung chủ yếu là xây dựng chiến lược phát triển trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 dựa trên tình hình thực trạng như đã phân tích ở chương II. Trong chương này, tác giả (chúng tôi) xác định các mục tiêu cơ bản và các mục tiêu cụ thể phát triển nhà trường như: Phát triển quy mô đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, trình bày các kế hoạch phát triển nhà trường trong thời gian tới về số lượng sinh viên, đội ngũ giảng dạy. Để xây dựng các chiến lược phát triển cho trường, tác giả phân tích ma trận SWOT để hình thành các phương án chiến lược đồng thời khuyến nghị một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho sự phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ