Thùng định hình chân không

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần nhựa Minh Phát (Trang 34)

(1) Phiễu nạp liệu (2) Thùng trộn cao

2.3.3 Thùng định hình chân không

Hình 2.15. Thùng định hình chân không

Nằm ngay sau máy đùn trong dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên nó không nằm sát đầu đùn mà cách một đoạn. Mục đích của việc này là để thuận lợi khi xử lý sự cố lúc mất điện, vì lúc đó nhựa vẫn tiếp tục đùn ra theo quán tính trong khi buồng chân

không ngừng hoạt động, có khoảng cách này ta sẽ dễ dàng lấy nhựa đùn ra một cách dễ dàng không ảnh hưởng đầu đùn và vuốt.

2.3.3.1 Nhiệm vụ

• Sử dụng chân không và nước lạnh để làm mát và định hình.

• Đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa vuốt và ống nhằm chống lại sự biến dạng (ovan). • Hạ nhiệt độ xuống càng gần nhiệt độ thường càng tốt (nhiệt độ tốt nhất để cắt

ống là(20 – 25 oC).

2.3.3.2 Cấu tạo

• Thùng bọc bên ngoài bảo quản các thiết bị bên trong. • Bộ phận định hình để chỉnh kích thước cho sản phẩm. • Hệ thống làm lạnh thông qua các béc phun.

Hình 2.16. Cấu tạo bên trong thùng định vị chân không

• Bộ phận định hình cho ống.

• Bộ phận này thường gọi là vuốt (hay bộ định cỡ), được lắp ngay ở đầu vào của thùng chân không. Đường kính của vuốt không nhất thiết phải trùng hoàn toàn với đường kính của khuôn đùn. Có thể nói kích thước thật sự của ống không phải là kích thước của khuôn đùn mà là kích thước của vuốt.

• Chất liệu: Thường được làm bằng đồng thau.

• Nhiệm vụ: Định hình chính xác kích thước của sản phẩm.  Yêu cầu:

• Mặt trong vuốt phải có ma sát thấp (độ trơn trượt tốt), độ bóng láng của bề mặt cao.

• Sản phẩm sẽ phụ thuộc vào độ trơn láng của mặt trong ống vuốt. • Độ dẫn nhiệt cao, đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ trên toàn ống.

• Chống mòn tốt, đảm bảo không bị ăn mòn khi làm việc tốt trong nhiệt độ cao và hơi ẩm.

• Khi sản phẩm ra khỏi vuốt thì sản phẩm phải đủ cứng để có thể chịu được lực kéo khi qua máy kéo.

• Xung quanh thành vuốt có thiết kế các khe hở, để thuận lợi hơn cho việc giải nhiệt cho ống.

• Vuốt phải có kích thước chính xác với sai số nằm trong khoảng cho phép, điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước sản phẩm.

• Khi cần thay đổi đường kính sản phẩm, nếu hai bề dày không khác nhau nhiều ta có thể giữ lại khuôn và chỉ cần thay vuốt mới.

2.3.4 Béc phun

Hình2.17. Béc phun nước làm lạnh

2.3.4.1 Nhiệm vụ

Là hệ thống các vòi nước được bố trí trong bể làm nguội để phun nước mát làm hạ nhiệt độ của ống.

Cách bố trí:

• Các béc phun được bố trí sao cho có thể phun đều nước lên bề mặt ngoài của ống, có các kiểu bố trí sau: trên dưới ống, hoặc vòng tròn xung quanh ống. • Ban đầu khi mới vào ống có nhiệt độ cao nên các béc phun được bố trí nhiều.

Càng về cuối nhiệt độ của ống càng giảm nên các béc phun được bố trí thưa hơn.

• Các bộ phận khác:

• Bộ phận cảm biến: Có tác dụng nhận biết thời điểm để tháo nước qua tháp giải nhiệt, được lắp bên trong bể.

• Rulo: Gắn phía dưới có nhiệm vụ nâng đỡ ống.

• Máy bơm nước: Dùng để bơm nước bên ngoài vào vùng chân không. • Máy bơm chân không: Cung cấp áp chân không định hình cho ống.

• Thùng làm nguội bổ xung: Có nhiệm vụ và kết cấu tương tự như thùng chân không nhưng được đặt cố định trên nền xưởng và không có hệ cấu tạo chân

không bên trong thùng (bơm hút chân không). Thường sử dụng bổ sung cho các dây chuyền đùn ống trung và lớn để đảm bảo yêu cầu định hình hoàn toàn sản phẩm.

2.3.4.2 Nguyên tắc hoạt động

• Ống sau khi ra khỏi khuôn được đưa vào bộ phận định hình có vuốt để chuẩn đường kính ngoài. Khi qua vuốt, ống chịu tác dụng của lực do áp suất âm trong bể gây ra, do đó ống bị nong ra, ôm sát vào thành trong vuốt. Quá trình này đồng thời có sự làm nguội của nước nên làm cho ống có kích thước đồng đều và bằng kích thước vuốt.

• Từ đó ống đi qua thùng chân không, tại đây có các béc phun nước làm nguội ống. Môi trường trong thùng là môi trường chân không nên giúp ống không bị biến dạng. Nhiệt độ nước làm nguội khoảng từ 15-20 oC tùy theo bề dày ống. • Trong thùng chân không có bộ phận cảm biến, khi nước làm nguội trong thùng

dâng lên một mức nào đó, bộ phận cảm biến ghi nhận lại và khởi động quá trình tháo nước sang tháp giải nhiệt. Tại đây nước sẽ được làm nguội xuống nhiệt độ gần 20oC và hồi lưu vào thùng chân không.

• Riêng đối với máy ME2, ME4 (các máy đời cũ) thì các béc phun không còn hoạt động nữa, do đó nước được cho thẳng vào thùng chân không đến mức nước quy định sẽ được tháo ra. Tại đây không cần dùng nước lạnh định hình cho ống, do tốc độ đùn ống của các máy này thấp, thời gian lưu trong thùng chân không không cao, và sau đó ống vẫn còn được dẫn qua một bồn chứa nước tiếp tục làm mát ống.

• Sau thùng định hình chân không còn được đặt thêm một buồng phun nước để có thể tiếp tục làm mát ống xuống nhiệt độ thường khi cần.

Hình 2.18. Máy kéo

2.3.5.1 Nhiệm vụ

Kéo ống đã được định hình hoàn toàn ra khỏi máy đùn và thùng chân không.

Hình 2.19. Ống được kéo

Điều chỉnh bề dày ống thông qua việc điều chỉnh vận tốc máy kéo. Vận tốc kéo tỷ lệ nghịch với bề dày ống, bề dày ống càng lớn thì vận tốc kéo càng nhỏ. Cùng với đầu định hình thì quá trình kéo ống chính là 2 yếu tố quyết định bề dày sản phẩm.

2.3.5.2 Cấu tạo

• Động cơ chính: Điều chỉnh vận tốc kéo và lực kéo

• Xích kéo: Có nhiệm vụ như bộ phận dẫn hướng để kéo ống di chuyển theo chiều mong muốn.

• Guốt cao su: Được gắn vào xích kéo, làm nhiệm vụ như đầu kẹp giữ cố định ống trong quá trình kéo. So với đầu kẹp thì dùng guốt kéo cao su tốt hơn và an toàn hơn. Vì guốt làm từ cao su nên không gây biến dạng ống khi dùng lực kẹp lớn, song song, do đó guốt được bố trí xuyên suốt chiều dài ống, ổn định được lực kẹp và vận tốc kéo. Nhờ đó đảm bảo giữ chặt ống mà không sợ biến dạng ống.

Hình 2.20. Guốt kéo

2.3.6 Máy cắt

Hình 2.21. Máy cắt

Được đặt ngay sau thiết bị in, dùng để cưa ống thành từng đoạn có chiều dài theo yêu cầu của tiêu chuẩn, hoặc sử dụng. Máy cưa có một thiết bị dùng để tính chiều dài cắt, đó là một bánh xe nhỏ được lắp cố định tại một vị trí sao cho vừa đủ tiếp xúc với thành ống. Trong quá trình làm việc, bánh xe lăn tại chỗ trên thành ống, khi bánh xe lăn được số vòng nhất định (tương ứng với đoạn đường nó lăn được đúng bằng chiều dài mặc định cần cắt) thì bộ phận cảm biến sẽ điều chỉnh cưa cắt hoạt động. Tùy theo kích thước ống (đường kính và bề dày), loại nguyên liệu sử dụng mà người ta có thể dùng:

Các dạng lưỡi cưa khác nhau như đá cắt, lưỡi cưa hợp kim, lưỡi cưa kim cương, dao xiên, …

Các phương pháp cưa khác nhau như cưa thẳng từ trên xuống, cưa hành tinh, … Nếu ống có kích thước lớn thì cưa theo kiểu hành tinh, ống nhỏ thì cưa thẳng.

2.3.7 Máy in

Loại in Ribban cho ống PP-R

2.3.7.1 Nhiệm vụ

Vị trí nằm sau buồng chân không và trước máy cắt. Dùng để in các dữ liệu trên thân ống.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần nhựa Minh Phát (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w