Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị

Một phần của tài liệu Đề sưu tầm môn sinh học lớp 9 tham khảo bồi dưỡng học sinh (23) (Trang 27)

tổ hợp và biến dị đột biến.

Bài 4:(3điểm)

Ở người gen A tóc quăn là trội so với gen a quy định tóc thẳng. Các gen nằm trên các NST thường

1- Trong một gia đình cha tóc thẳng, mẹ tóc quăn sinh được một con trai tóc thẳng và một con gái tóc quăn. Hãy xác đinh kiểu gen của cha mẹ và các con

2- Người con trai tóc thẳng nói trên lớn lên muốn chắc chắn sinh ra tất cả những đứa con đều là tóc quăn thì phải chọn người vợ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ lai minh họa

3- Người con gái tóc quăn nói trên lấy chồng tóc quăn thì kiểu gen của người chồng như thế nào để có thể sinh được con tóc thẳng? Tỉ lệ sinh được đứa con tóc thẳng trong trường howpf đó là bao nhiêu phần trăm?

Bài 5: (2 điểm)

Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. - Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN CHẤM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO M ôn thi: Sinh - l ớp 9 Bài 1: ( 1,5 điểm)

Ý/ phần

Đáp án Điểm

- NST kép: gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.

- Cập NST tương đồng: gồm 2 NST gống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. * Sự khác nhau:

NST kép Cặp NST tương đồng

- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động. - Chỉ có 1 nguồn gốc

- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất

- Gồm 2 NST đồng dạng

- Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ. - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau.

0,25

0,25

1

Ý/ phần

Đáp án Điểm

- Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).

- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.

- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.

0,51 1 0,5 Bài 3 : (1,5 điểm ) Ý/ phần Đáp án Điểm

Tiêu chí SS Biến dị tổ hợp Biến dị đột biến Nguyên

nhân

Xuất hiện nhờ quá trình giao phối.

Xuất hiện do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể.

Cơ chế Phát sinh do cơ chế PLĐL, tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.

Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn qúa trình tái sinh NST đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền (ĐB NST, ĐB gen) Tính chất biểu hiện

BD tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước, do đó có thể dự đoán Thể hiện đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt không định hướng. Phần lớn có hại.

0,25

0,25

được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.

Vai trò - Là nguồn nguyên liệu BD di truyền thứ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá.

- Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện các BD tổ hợp đề xuất các phương pháp lai giống nhằm nhanh chóng tạo ra các giống có giá trị.

- Là nguồn nguyên liệu BD di truyền sơ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá. - Trong chọn giống, người ta đã xây dựng các phương pháp gây ĐB nhằm nhanh chóng tạo ra những ĐB có giá trị, góp phần tạo ra các giống mới có năng suất cao, thích nghi tốt. 0,25 0,5 Bài 4: (3điểm) Ý/ phần Đáp án Điểm

1. Biện luận: kiểu gen của con là aa suy ra nhận giao tử của bố mẹ là: a

Kiểu gen bố tương ứng tóc thẳng là: aa Kiểu gen mẹ tương ứng tóc quăn là: Aa

- Viết sơ đồ lai

2. Biện luận kiểu gen con: Aa suy ra mẹ là AA , bố là aa - Viết sơ đồ lai 3. Biện luận kiểu gen chồng Aa ( tóc quăn) Sơ đồ lai (0,5 điểm)

- Tỉ lệ sinh 25% (0,25 điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 1 Bài 5 : ( 2 điểm) Ý/ phần Đáp án Điểm

Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.

* Xét phép lai 1: - Biện luận:

Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 → thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 → Mỗi bên cho 4 loại giao tử → F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen → thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16.

Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 → Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.

Qui ước:

A- Cao B- Tròn a – Thấp b – Dài

→ kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn) - Sơ đồ lai: AaBb x AaBb

* Xét phép lai 2: - Biện luận:

Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 → F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử → cá thể hai cho 2 loại giao tử → Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.

F2 xuất hiện thấp dài aabb → F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.

Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb. - Sơ đồ lai:

AaBb x Aabb AaBb x aaBb * Xét phép lai 3:

- Biện luận:

Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài → F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử → cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử → đồng hợp tử về cả hai cặp gen.

F2 xuất hiện thấp dài aabb → F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.

Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb - Sơ đồ lai: AaBb x aabb

0,250,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25

Một phần của tài liệu Đề sưu tầm môn sinh học lớp 9 tham khảo bồi dưỡng học sinh (23) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w